Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Nhiều địa phương vẫn yêu cầu giấy xác nhận cư trú, gây phiền hà người dân

Tại một số ngành, địa phương, cơ quan hành chính vẫn yêu cầu phải có giấy xác nhận thường trú, tạm trú khi đã chính thức bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, baochinhphu.vn đưa tin.

Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác thực hiện Đề án 06 của Chính phủ báo cáo kết quả tại phiên họp – Ảnh: baochinhphu.vn

Theo baochinhphu.vn, tại phiên họp lần thứ năm Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc cho biết, đối với 25 dịch vụ công thiết yếu thực hiện trên môi trường điện tử, một số dịch vụ tỷ lệ trực tuyến cao, như thông báo lưu trú; cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông… đã tích hợp VNeID trên Cổng dịch vụ công quốc gia để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân đăng nhập, khắc phục tình trạng không có số điện thoại chính chủ.

Tính đến ngày 23-2, Bộ Công an thu nhận hơn 21 triệu hồ sơ cấp định danh điện tử, trong đó phê duyệt hơn 20 triệu hồ sơ; có khoảng 4,5 triệu tài khoản kích hoạt, tiếp tục phát triển các tiện ích trên VNeID; cấp hơn 78 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử, nền tảng căn cước công dân gắn chip đã kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và chia sẻ với 13 đơn vị bộ, ngành, 1 doanh nghiệp nhà nước (EVN), 3 doanh nghiệp viễn thông Viettel, Mobifone, Vinaphone và 60 địa phương.

Tuy nhiên, nhiều ban, ngành, địa phương hiện vẫn không sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, không thực hiện giảm các thủ tục hành chính theo phương thức mới bằng việc sử dụng mã số định danh cá nhân, thẻ căn cước công dân gắn chip, mà vẫn yêu cầu giấy xác nhận thường trú, tạm trú gây phiền hà cho người dân.

Bộ Công an yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, phải sử dụng cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia và không được phép yêu cầu người dân xác nhận thường trú, tạm trú khi thực hiện thủ tục hành chính.

Hiện 4 tỉnh Gia Lai, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Phú Yên chưa kết nối cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia thì tùy loại thủ tục hành chính, vẫn áp dụng sao y chứng thực sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy; xác nhận thường trú, tạm trú và một số giấy tờ đặc thù khác…

T.Huy

Theo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Sáp nhập phường sao cho gọn?

0
(SGTT) - Theo kế hoạch, việc sắp xếp, sáp nhập 80 phường thuộc 10 quận của TPHCM để thành 38 phường mới dự kiến...

Những con số cho thấy đa số người dân thu nhập...

0
(SGTT) - Từ khi chuyển từ hệ thống hạch toán sản xuất vật chất (MPS) sang hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), nhiều...

Giải quyết hai nhóm thủ tục hành chính liên thông trên...

0
Người dân có thể kê khai hai nhóm thủ tục hành chính liên thông trên Cổng dịch vụ công quốc gia gồm đăng ký...

TPHCM: Người dân có thể khai báo thông tin lưu trú...

0
Thông qua phần mềm ASM, người dân kê khai thông tin một cách tự động mà không cần phải xuất trình các loại giấy...

Tạo app để người dân thực hiện dịch vụ công trực...

0
Thời gian tới, các bộ, ngành và địa phương cần lựa chọn dịch vụ công gắn liền nhu cầu sử dụng hàng ngày của...

Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng Covid-19: Hơn...

0
Theo Bộ Tài chính, trong 3 năm ảnh hưởng của dịch Covid-19 (giai đoạn từ 2020-2022), nhiều chính sách về gia hạn, miễn, giảm...

Kết nối