Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024

Người lao động tại TPHCM: Nặng gánh mưu sinh trong đại dịch Covid-19

(SGTT) – Ở nhà còn người chồng đi bán vé số, nhưng tiền thuốc than cho chú cũng cao lắm,  3 đứa con của cô bây giờ cũng thất nghiệp, gánh chè này trở thành niềm hy vọng cho cả nhà. Đó là những chia sẻ của cô Bùi Thị Lý, 56 tuổi, ngụ tại quận 8. Không chỉ riêng cô, biết bao nhiêu người lao động vẫn đang chật vật trong nỗi lo bó rau, chén gạo vào ngày hôm nay.

Khó khăn cứ chồng chất

Đại dịch Covid-19 đến, những người lao động nghèo vẫn đang lo lắng về bữa cơm ngày mai. Biết rằng đi bán sẽ nguy hiểm, nhưng nếu không làm thì lấy đâu ra tiền ăn cho cả nhà. Chú Đỗ Thành Phong, 52 tuổi, ngụ tại quận 8, bán hàng rong tại khu vực đường Cao Lỗ, quận 8 làm nghề buôn bán rau củ, quả bao nhiêu năm nay cũng thấp thỏm vì buôn bán ế ẩm. Nhưng vì gánh nặng cơm áo, chú Phong vẫn cố gắng đi làm để có tiền trang trải cho gia đình. Chú thở dài lo lắng “Bây giờ mỗi ngày bán cỡ 100.000 – 200.000 đồng để mua gao, rau cũng là một nỗi lo rồi, nhà có 4 -5 người ăn, mình không làm thì cả nhà sẽ đói”.

Chắt chiu từng đồng, chú Phong cho biết thêm, để có đủ tiền đóng học phí cho con, trả tiền nhà, rồi biết bao chi phí phải trả khác, chú tìm đến các quán cơm từ thiện “Có những hôm buôn bán ế ẩm quá, mình cũng nhờ có những bữa cơm 0 đồng để không bị đói”.

Ở góc đường Nguyễn Trãi, quận 5, gánh chè của cô Bùi Thị Lý, 56 tuổi, ở tại quận 8, cũng vắng bóng người qua lại, Cô Lý thở dài vì lượng khách đến mua ít quá. Ở nhà còn người chồng đi bán vé số, nhưng tiền thuốc than cho chú cũng cao lắm, 3 đứa con của cô bây giờ cũng thất nghiệp, gánh chè này trở thành niềm hy vọng cho cả nhà. Cô cho biết, bây giờ dịch bệnh nên mọi người cũng hạn chế ra đường, vậy nên một ngày cô bán cỡ 20 -30 ly thôi, so với trước đây thì buôn bán ế ẩm lắm. Lúc trước khi tình hình dịch bệnh không căng thẳng đến mức này, ngoài việc đi bán chè, có ai gọi đi dọn dẹp nhà cửa cô cũng đồng ý làm ngay. Nhưng bây giờ thì không còn ai gọi điện thuê cô đi dọn nữa, gánh chè này cũng là nguồn lao động chính của cô để trang trải cho gia đình.

Việc đặt đồ ăn, giao hàng cũng ế ẩm, người chạy xe ôm công nghệ lao đao vì đại dịch Covid-19. Ảnh: Uyên Tâm

Với cô Lý, mong muốn lớn nhất bây giờ chỉ mong dịch bệnh sớm ổn định, mọi người còn đi làm, kiếm tiền trang trải cho cuộc sống. Khó khăn cứ chồng chất, bây giờ còn được đi làm là đã thấy mừng rồi, nhưng đi làm cũng lo, lo về an toàn cho bản thân, lo hôm nay có bán hết gánh chè hay không, nhưng dù thế nào cô Lý vẫn cố gắng để chèo chống cả nhà.

Ước mơ lớn nhất là dịch sớm qua đi

Khi tình hình dịch bệnh trở nên căng thẳng, việc đặt đồ ăn, giao hàng cũng ế ẩm, người chạy xe ôm công nghệ lao đao vì đại dịch Covid-19. Nếu như bình thường, anh Hòa, quận Bình Tân, tài xế giao hàng cho một ứng dụng, thu nhập được khoảng 400.000 – 500.000 đồng/ngày chưa trừ chi phí, thì bây giờ anh chỉ giao được khoảng 15 đơn hàng, khoảng chừng 200.000 – 300.000 đồng là nhiều nhất, có khi trừ hết chi phí chỉ còn khoảng 100.000 đồng thôi. “Tình hình dịch bệnh khiến thu nhập bị ảnh hưởng, mọi người đều phải vun vén trước giai đoạn khó khăn này”, anh Hòa kể.

Nhận xét về số lượng đơn hàng so với ngày thường, anh Quang Nam, quận 10, tài xế giao hàng Grab cười trừ: “Bình thường chạy được mười mấy đơn, thì nay cả ngày chỉ chạy được 5 – 6 đơn, nhưng mình vẫn phải chạy để trang trải tiền xăng dầu, hao mòn xe, rồi cả tiền ăn uống, sinh hoạt gia đình. Hơn nữa đây cũng không phải là lần đầu tiên bùng dịch, mình vẫn giữ vững tâm lý và thực hiện theo chỉ thị 5K nên cũng không quá hoang mang”.

Tất cả những người lao động phổ thông chạy ăn từng bữa hiện chỉ có chung một mong muốn đó là dịch bệnh nhanh chóng qua đi, để mọi người yên tâm làm việc, kiếm tiền trang trải cho cuộc sống.

Uyển Cầm


Với chuyên đề “Họ sống thế nào trong đại dịch”, chúng tôi muốn khắc họa một bức tranh cuộc sống mà trong đó, từ những người đang không có một công cụ lao động nào trong tay cho đến những doanh nghiệp quy mô lớn, làm thế nào để duy trì và ổn định được “sức khỏe” của mình trong đại dịch.00

Chuỗi nội dung trong chuyên đề này sẽ được đăng tải trên ác ấn phẩm của nhóm Kinh tế Sài Gòn gồm Kinh tế Sài Gòn OnlineSài Gòn Tiếp Thị và The Saigon Times (tiếng Anh).

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Những dấu ấn đáng nhớ của du lịch Việt Nam năm...

0
(SGTT) - Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến du lịch Việt Nam trong năm 2021. Hãy cùng Sài Gòn Tiếp Thị...

Doanh nghiệp du lịch mong ước gì trong năm 2022

0
(SGTT) - Đó là ước muốn của các đơn vị, doanh nghiệp thành viên của Sáng kiến Điểm đến an toàn, hoạt động trong...

“Thuyền trưởng” BenThanh Tourist: Đổi mới để vượt qua bão Covid

0
(SGTT) - Nhận vị trí "thuyền trưởng", chèo lái điều hành BenThanh Tourist ngay thời điểm dịch bệnh Covid-19 bắt đầu xuất hiện tại...

Chuyên gia du lịch Nguyễn Văn Mỹ: Trong thử thách tôi...

0
(SGTT) - Nhiều người bất ngờ khi ông Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Du lịch Lửa Việt...

Bốn cấp độ “thích ứng an toàn” với Covid-19

0
(SGTT) - Ba tiêu chí để đánh giá cấp độ dịch, gồm số ca nhiễm mới tại cộng đồng, độ bao phủ tiêm vắc...

Phó chủ tịch UBND TPHCM: Thành phố sẽ hoàn thuế sớm...

0
(SGTT) - Theo Phó chủ tịch UBND TPHCM Phan Thị Thắng, nếu doanh nghiệp đủ điều kiện được hoàn các khoản thuế theo quy...

Kết nối