Đoàn hát bội tuồng cổ Ngọc Khanh thành lập năm 1990, đầu tiên là Câu lạc bộ Thể nghiệm Sân khấu Truyền thống thuộc Hội Sân khấu TPHCM. 30 năm qua biết bao thăng trầm trên bước đường nghệ thuật nhưng nhờ sự mến thương của khán giả, lòng yêu nghề của các nghệ sĩ, đoàn đã không ngừng cải tiến và phát huy nghề nghiệp của tthầy truyền lại.

Nghệ sĩ hát bội hoàn thành việc kẻ mắt trang điểm trước vở diễn. Ảnh: Hiếu Trương

Đoàn hát bội tuồng cổ Ngọc Khanh tổ chức chuyến về nguồn kỷ niệm 30 năm đoàn hát của mình tại nhà thờ tổ Thanh Bình từ đường, cố đô Huế. Thanh Bình từ đường được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 5 (1825), đây là nơi thờ cúng các thánh thần được suy tôn là thánh sư, tiên sư, tổ sư và những người có công trạng đối với nghệ thuật sân khấu tuồng Huế nói riêng và khu vực miền Trung nói chung.

Nghệ sĩ ưu tú Ngọc Khanh (trái) – người sáng lập Đoàn hát bội tuồng cổ Ngọc Khanh – trên sâu khấu. Ảnh: Hiếu Trương

Với vị thế quan trọng của nhà thờ tổ, các nghệ sĩ hát bội xem nơi đây là nhà thờ tổ nghiệp, vùng đất tổ thiêng liêng mà ai trong nghề cũng muốn một lần đến để phụng cúng, được biểu diễn dâng lên thánh tổ. Đồng hành cùng hơn 50 nghệ sĩ Đoàn hát bội tuồng cổ Ngọc Khanh còn có các nghệ sĩ cải lương như NSƯT Vũ Luân, Trinh Trinh, Bình Tinh, Hoàng Đăng Khoa, nhóm Hoa Lan Trắng của NSƯT Tô Châu…

Trong hai đêm diễn liên tiếp, đoàn đã biểu diễn lễ Đại Bội và dịch bản Đức Thượng công Lê Văn Duyệt vào đêm đầu tiên và diễn vở Ngũ Sắc Châu vào đêm thứ hai. Với sự hưởng ứng, quan tâm của đông đảo khán giả Huế lẫn du khách, các nghệ sĩ biểu diễn như có thêm động lực để cống hiến hết mình trong suốt chương trình và mang lại nhiều khoảnh khắc lắng đọng.

Các nghệ sĩ trang điểm và chuẩn bị trang phục trước tiết mục biểu diễn. Ảnh: Hiếu Trương
Các nghệ sĩ trang điểm và chuẩn bị trang phục trước tiết mục biểu diễn. Ảnh: Hiếu Trương
Nghệ sĩ thắp hương khấn vái trước tiết mục biểu diễn. Ảnh: Hiếu Trương
Nghệ sĩ thắp hương khấn vái trước tiết mục biểu diễn. Ảnh: Hiếu Trương
Một tiết mục tại sân khấu chính của buổi biểu diễn. Ảnh: Hiếu Trương
Toàn cảnh khu vực đặt sân khấu trước nhà thờ tổ Thanh Bình từ đường. Ảnh: Hiếu Trương
Khán giả theo dõi buổi diễn. Ảnh: Hiếu Trương
Bé Minh Khánh – một mầm non trong lớp nghệ sĩ kế cận của đoàn – được nghệ sĩ đi trước chỉ dẫn cách sử dụng thương trong biểu diễn. Ảnh: Hiếu Trương
Khán giả livestream tiết mục biểu diễn. Ảnh: Hiếu Trương

Hát bội, hay còn gọi hát tuồng, có lịch sử lâu đời và là một trong những môn nghệ thuật biểu diễn truyền thống của Việt Nam. Nguồn gốc hát bội đầu tiên được cho là ở miền Bắc. Khác với các bộ môn nghệ thuật khác, hát bội mang tính biểu tượng cao, từ điệu bộ của diễn viên cho đến trang phục. Đặc điểm nổi bật nhất của hát bội là vẽ mặt. Nhìn vào gương mặt của một nghệ sĩ hát bội trên sân khấu, chúng ta sẽ biết ngay tính cách và địa vị xã hội của họ. Từng là thể loại nghệ thuật được yêu thích của người Việt, hát bội giờ đây đang đối mặt với số phận nghiệt ngã của nhiều thể loại nghệ thuật sân khấu truyền thống khác do khán giả trẻ ít quan tâm đến.

Hiếu Trương

Theo The Saigon Times Weekly

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây