Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024

Mỗi nơi mỗi kiểu học trực tuyến mùa dịch

(SGTTO)Để phòng tránh dịch Covid-19, Sở Giáo dục & Đào tạo TPHCM đã có quyết định cho học sinh, sinh viên được nghỉ học đến hết tháng 2-2020. Trước thực tế này, nhiều trường học và trung tâm giảng dạy đã có những cách thức khác nhau để học sinh, sinh viên học kiến thức mới và ôn tập kiến thức cũ.

Hầu hết các phương pháp giảng dạy và ôn tập đều dựa trên tinh thần tự giác học tập của học sinh, sinh viên. Phương pháp giảng dạy trực tuyến còn khá mới mẻ, đòi hỏi nỗ lực làm quen và quyết tâm triển khai của thầy và trò.

Đa dạng công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến

Bên cạnh hệ thống học trực tuyến của các trường đại học, hệ thống LMS, giáo viên có thể linh hoạt sử dụng nhiều phần mềm chuyên nghiệp khác để giảng dạy.

Một học sinh đang học trực tuyến. Ảnh: Tinh Tế

Thạc sĩ Lê Minh Hoàng Long, giảng viên khoa Quản trị kinh doanh Đại học Ngân Hàng, chia sẻ rằng khi có dịch Covid-19, sinh viên buộc phải làm quen với phương pháp học trực tuyến. Thực tế, hệ thống LMS dựa trên nền tảng Moodle khá cũ và kém cập nhập, thậm chí đây là lần đầu tiên đưa vào vận hành của khá nhiều trường. “Nên chăng, chỉ nên coi LMS là công cụ ghi lớp, ghi điểm, đưa bài giảng và dàn ý môn học, việc dạy nên khuyến khích giảng viên tự do ứng dụng thêm nhiều nền tảng khác, quen thuộc với sinh viên hơn”, thạc sĩ Long cho biết.

Chẳng hạn, nhóm Facebook Group là nơi nơi giáo viên có thể dạy qua hình thức livestream và sinh viên thảo luận dễ dàng. Hầu hết sinh viên đều dùng Facebook nên sẽ dễ triển khai hình thức này và khuyến khích sinh viên học. Một công cụ khác là công cụ quản lý lớp Google class. Đa số sinh viên có tài khoản Gmail để sử dụng công cụ này. Giảng viên có thể giao bài kiểm tra và chấm điểm ngay trên Google class để kiểm tra sự hiểu bài của học sinh.

Mạng xã hội học tập Edmodo cũng rất tiện cho việc dạy học. Edmodo hiện cũng có ứng dụng dùng trên điện thoại với tốc độ truy cập và tải rất nhanh. Nếu giảng viên và sinh viên sử dụng Edmodo quen thì sẽ hiệu quả ngang ngửa nhóm Facebook kết hợp công cụ Google class.

Cô Phạm Thị Phong Lan, giáo viên tiếng anh tại trường Phổ thông Năng Khiếu (ĐHQG TPHCM), có tham gia giảng dạy tại trung tâm VAT Language Training, chia sẻ ban đầu trung tâm giao thêm bài tập để học sinh làm ở nhà, củng cố kiến thức. Khi Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM tiếp tục cho nghỉ đến cuối tháng 2, có khả năng đến hết tháng 3, trung tâm chuyển sang dạy trực tuyến cho các khối từ lớp 9 đến lớp 12 bằng phần mềm Zoom Cloud Meetings. Cô Lan nói: “Các khối lớp nhỏ tạm thời chưa học theo hình thức này vì các em chưa biết tự kiểm soát việc sử dụng Internet mà sẽ nhận các bài tập nghe và đọc ở nhà thông qua các nhóm Facebook do tôi lập ra”.

Vẫn đang trong quá trình làm quen với phương pháp dạy trực tuyến, cô Phong Lan thấy đây là phương pháp thú vị, tuy nhiên cô vẫn yêu chuộng phương pháp truyền thống hơn. Phương pháp dạy trực tuyến là một cách thích nghi trước tình hình dịch bệnh Covid-19. Song cô Lan cũng nhận định không phải học sinh nào cũng tập trung được khi học trực tuyến. Lúc này, cái uy người thầy đóng vai trò quan trọng khi giúp học sinh không lơ là việc học.

Phụ huynh và học sinh nghĩ gì?
Phương pháp giảng dạy trực tuyến còn khá mới mẻ, đòi hỏi nỗ lực làm quen và quyết tâm triển khai của thầy và trò. Ảnh minh họa

Hiện nay, nhiều giáo viên các trường học giúp học sinh học tập thông qua các bài tập, câu hỏi để tự ôn ở nhà. Lúc này, phụ huynh đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi với giáo viên và hỗ trợ con lấy tài liệu tự học do giáo viên gửi.

Một phụ huynh có con đang học tại trường THCS Lê Quý Đôn và trường tiểu học Lương Định Của (quận 3, TPHCM), cho biết: “Các lớp học của hai con đều có nhóm trên ứng dụng Viber để trao đổi thông tin giữa phụ huynh học sinh và giáo viên. Khi có dịch Covid-19, các học sinh được ở nhà, giáo viên gửi bài tập cho học sinh qua các nhóm Viber này”. Đặc biệt, giáo viên chủ nhiệm của người con đang học lớp 7 của phụ huynh này gửi một đường dẫn Google drive. Trong thư mục Google drive này, giáo viên chủ nhiệm tổng hợp lại các câu hỏi và bài tập theo từng thư mục tương ứng với bộ môn như toán, lịch sử, ngữ văn, tiếng Anh…

Các câu hỏi và bài tập đều có mục đích ôn tập kiến thức cũ. Phụ huynh sẽ giúp con tải các câu hỏi và bài tập này về để ôn tập kiến thức. Phụ huynh này nhận định: “Đối với kiến thức mới, dù học trực tuyến cũng sẽ không hiệu quả vì không có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh để làm rõ vấn đề”.

Anh Đức, học sinh lớp 11 trường THPT Lê Văn Tám (quận Bình Thạnh), chia sẻ, tại trường học của em, giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh cũng trao đổi thông tin qua một nhóm Viber của cả lớp. “Từ lúc được nghỉ học do dịch Covid-19, cô giáo đã gửi bài qua nhóm này cho tụi em làm nhưng không kiểm tra mà dựa trên tinh thần tự giác học tập là chính. Do đó, các bạn trong lớp không phải ai cũng làm các bài tập này. Phụ huynh của em cũng đang tìm kiếm gia sư để giúp em ôn tập bài tại nhà”, Anh Đức nói.

Hạnh Tâm

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Phát động cuộc thi ảnh, video ‘Việt Nam hạnh phúc’ năm...

0
(SGTT) - Nhằm lan tỏa vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam, ngày 20-3-2024, Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và...

‘Làm người’ có nghĩa là gì?

0
(SGTT) - Đó là câu hỏi mà tôi hay đặt ra cho học trò và với cả riêng mình khi cùng các em tiếp...

Sài Gòn, ngày và đêm

0
(SGTT) - Nghĩ về một năm cũ nhọc nhằn và mùa xuân mới đến, trong tôi vẫn dào lên niềm hy vọng. Sài Gòn...

Bí quyết hạnh phúc có sự khác biệt nào giữa Việt...

0
(SGTT) – Đan Mạch luôn xếp hạng là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Tuy nhiên, liệu bí quyết hạnh...

Quán cà phê kết hợp nuôi dưỡng, chăm sóc mèo bị...

0
(SGTT) - Hơn 60 chú mèo được nuôi dưỡng, tìm thấy chủ mới thông qua mô hình quán cà phê kết hợp nuôi dưỡng...

Người dân TPHCM viếng chùa, tri ân cha mẹ trong lễ...

0
(SGTT) – Sáng ngày 30-8 (nhằm ngày 15-7 Âm lịch), tại các ngôi chùa lớn ở TPHCM như chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Pháp Hoa...

Kết nối