Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Khỏi bệnh, bệnh nhân Covid-19 làm buồng khử khuẩn để trả ơn

(SGTT) – Sau khi bị dương tính với Covid-19 và được chữa khỏi, anh Mai Anh Đức, sinh năm 1982 tại Hòa Cường Nam, Hải Châu, Đà Nẵng có ý muốn làm máy khử khuẩn để hỗ trợ cho bệnh viện.
Buồng khử khuẩn được nhóm của anh Đức tặng cho bệnh viện. Ảnh: NVCC

Dự án 687 được ra đời

Năm 2020, anh Đức và con trai bị nhiễm Covid-19 và được đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện dã chiến Hòa Vang chăm sóc, điều trị. Ngay sau khi khỏi bệnh và xuất viện, anh Đức đã bắt tay vào thực hiện dự án thiện nguyện, kêu gọi người thân, bạn bè cùng đồng hành để sản xuất và cung cấp nước sát khuẩn miễn phí cho các cơ sở tuyến đầu chống dịch.

Lúc đó, anh đặt tên cho kế hoạch này là “Dự án 687”. Đây chính là số hiệu bệnh nhân của anh trong thời gian chữa trị Covid-19 như luôn nhắc nhớ mình về những tháng ngày đối diện với dịch bệnh.

Sau khi điều trị khỏi bệnh, anh Đức quyết định bắt tay sản xuất và cung cấp nước sát khuẩn miễn phí cho các cơ sở tuyến đầu chống dịch. Ảnh: NVCC

Tâm sự về nguyên nhân muốn làm máy khử khuẩn, anh Đức cho biết: “Tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp, nhiều ca nhiễm mới phát hiện trong cộng đồng mà chưa rõ nguồn lây. Vì vậy phương án phòng chống dịch nhiều khả năng sẽ phải được cảnh giác cao độ, kể cả khi dịch bệnh được kiểm soát”.

Cũng theo anh Đức, bệnh viện là nơi mà rất dễ bùng phát dịch. Vì vậy, anh luôn suy nghĩ phải cố gắng huy động nguồn lực để hỗ trợ cho các bệnh viện buồng khử khuẩn hoặc máy khử khuẩn di động.

Những ngày này, anh Đức cùng những thành viên trong dự án 687 đang nỗ lực hoàn tất các máy khử khuẩn di động, buồng sát khuẩn di động để kịp trao tặng các bệnh viện tuyến huyện tại TP Đà Nẵng.

Giữa trưa nắng gắt, bốn anh em, mỗi người mỗi việc, mồ hôi nhễ nhại nhưng như cách nói của anh Đức, nhóm 687 đều đồng tâm, đồng lòng và mong rằng dịch bệnh Covid-19 sớm được đẩy lùi. Mệt nhưng hạnh phúc vì đã làm được việc có nghĩa, trả ơn cuộc đời.

Nhóm thực hiện dự án 687 đang rắp láp các thiết bị. Ảnh: NVCC

Chia sẻ về công việc mình đang làm, anh Nguyễn Công Giàu, sinh năm 1996, một trong những thành viên trong dự án 678, tâm sự: “Em và các bạn đều cùng suy nghĩ góp sức lan tỏa tấm lòng tri ân đến tuyến đầu chống dịch. Lúc anh Đức là F0, em trở thành F1 nhưng may mắn không nhiễm bệnh. Cách ly xong, bọn em bắt tay vào dự án của anh Đức đến hết dịch. Hiện nay dịch bệnh bùng phát trở lại, dự án chúng em lại tiếp tục hoạt động vì cộng đồng”.

Góp một phần công sức nhỏ cho cộng đồng

Anh Đức luôn tự nhủ với lòng, mình sức nhỏ làm việc nhỏ, miễn việc đó mang lại lợi ích cho cộng đồng để đẩy lùi dịch bệnh.

“Khi nghe về dự án làm nước sát khuẩn của mình, bạn mình ở TPHCM là nhà phân phối sản phẩm máy tạo nước sát khuẩn PG3.0 (Tập đoàn OSG, Nhật Bản) đã hỗ trợ miễn phí một máy tạo nước sát khuẩn PG3.0 trị giá hơn 100 triệu đồng. Đây là một động lực lớn để mình nối dài việc thiện giúp đỡ cộng đồng”, anh Đức chia sẻ.

Vừa nghiên cứu vừa trao đổi để sản phẩm hoàn thiện tốt hơn. Ảnh: NVCC

Theo anh, để tạo ra nước sát khuẩn an toàn, công nghệ điện phân tế bào đơn được ứng dụng. Nước máy sẽ được xử lý sạch trước khi đưa vào điện phân, xử lý hóa chất. Nước sau khi qua thiết bị có độ pH từ 3,0 – 6,5, ổn định và có tính sát khuẩn cao, thân thiện với môi trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng, giá thành rẻ và đã được Viện Pasteur TPHCM chứng nhận khả năng diệt khuẩn đến 99%.

“Lúc Đà Nẵng trong tâm dịch, thành phố đã nhận được nhiều sự hỗ trợ của các mạnh thường quân trên cả nước. Mình là một người con của Đà Nẵng, mong góp chút gì bé nhỏ, cùng đồng hành với cộng đồng trong những tháng ngày khó khăn này”, Đức nói thêm, đang cùng các bạn nghiên cứu để vận chuyển được hơn 1.000 lít nước sát khuẩn ra Bắc Giang và mong tìm được một nhóm thiện nguyện ngay tại Bắc Giang để cùng sẻ chia công nghệ làm nước sát khuẩn, lắp đặt buồng khử khuẩn di động.

Một số thiết bị khử khuẩn đang được nhóm vận chuyển lên xe để chuyển đến Bắc Giang. Ảnh: NVCC

Anh cho biết thêm, hiện đã có khoảng 6 máy khử khuẩn có thể hỗ trợ cho Bắc Giang. Trong đó, tổng số tiền được các mạnh thường quân hỗ trợ hiện tại là 32.400.000 đồng (tương đương với 4 máy khử khuẩn), một thiết bị khử khuẩn của bạn Dương Tuấn Định và một máy mà nhóm của anh đang có. Số thiết bị này, anh đã gửi xe ra Bắc Giang.

Anh Mai Anh Đức bên chiếc máy khử khuẩn do nhóm dự án 687 làm ra. Ảnh: NVCC

Nói về sự hy vọng và mong muốn của mình, anh Đức cho rằng mình chỉ góp phần nhỏ bé thôi, mong rằng dịch bệnh qua mau.

Ý tưởng làm nước sát khuẩn miễn phí để tặng các đơn vị tuyến đầu chống dịch được anh Đức ấp ủ ngay khi Việt Nam ghi nhận ca mắc đầu tiên trong cộng đồng năm 2020 nhưng ngay sau đó, chính anh bị nhiễm bệnh. Hằng ngày, tại Bệnh viện dã chiến Hòa Vang, khi thấy đội ngũ y bác sỹ, hộ lý, điều dưỡng tận tình chăm sóc bệnh nhân và luôn đối diện với nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao càng thôi thúc, nung nấu ý tưởng của anh.

Minh Thiện – Đức Tri

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Ăn lành, ngủ đủ, tập đều, sống vui – bí quyết...

0
(SGTT) - "Ăn lành, ngủ đủ, tập đều, sống vui" là câu châm ngôn khái quát phương thức để có một cơ thể khoẻ...

Phát hiện ca nhiễm cúm A/H9N2 đầu tiên tại Việt Nam

0
Theo Cục Y tế dự phòng, ca mắc cúm A/H9N2 đầu tiên tại Việt Nam là bệnh nhân nam, 37 tuổi, có bệnh lý...

Tháng 3, cả nước có gần 400 người bị ngộ độc...

0
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, riêng trong tháng 3-2024, cả nước xảy ra sáu vụ ngộ độc thực phẩm, khiến...

Collagen tự nhiên đến từ những thực phẩm ăn hằng ngày

0
(SGTT) - Collagen là một loại protein tốt cho sức khỏe con người thông qua việc cải thiện sức khỏe tim mạch, cơ bắp...

Tắm nước nóng Ofuro: bí quyết đẹp da và sống thọ...

0
(SGTT) - Người Nhật tắm nước nóng nhiều hơn bất kỳ người nào khác trên thế giới. Tắm là một phần quan trọng trong...

Tia UV có làm biến dạng filler?

0
(SGTT) - Chất làm đầy filler đang là trào lưu làm đẹp trong thời gian gần đây. Là một phương pháp thẩm mỹ không...

Kết nối