Thứ Ba, Tháng Năm 7, 2024

Hơn 90% nguyên liệu sản xuất thuốc trong nước phải nhập khẩu

Nhiều doanh nghiệp dược ở nước ta có dây chuyền sản xuất hiện đại nhưng vẫn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu ở nước ngoài. Theo TS. Tạ Mạnh Hùng, Phó cục trưởng Cục quản lý Dược thuộc Bộ Y tế, hiện có rất ít đơn vị sản xuất nguồn nguyên liệu để tạo ra dược phẩm. Hơn 90% nguyên liệu hóa dược phải nhập khẩu, chủ yếu từ các nước như Trung Quốc, Ấn Độ…
Một khu vực nghiên cứu, phát triển dược phẩm tại Ấn Độ. Ảnh minh họa: VOV

Ngày 5-7, tại Hội nghị kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Ấn Độ trong lĩnh vực dược phẩm và y tế, ông Trần Ngọc Liêm, Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh tại TPHCM (VCCI-HCM) cho biết, hiện quy mô thị trường dược phẩm Việt Nam đang đáp ứng cho nhu cầu của gần 100 triệu dân với giá trị tiêu thụ thuốc bình quân đầu người khoảng 64 đô la Mỹ/năm.

Theo đó, tổng chi tiêu cho y tế tăng từ 16,1 tỉ đô la Mỹ vào năm 2017 lên hơn 20 tỉ đô la Mỹ vào năm 2021. Chi tiêu cho dược phẩm cũng tăng đến hơn 6,6 tỉ đô la Mỹ trong năm 2021. Hệ thống sản xuất, kinh doanh dược phẩm được mở rộng nhanh chóng với khoảng 250 nhà máy sản xuất, 200 cơ sở xuất nhập khẩu, 4.300 đại lý bán buôn và hơn 62.000 đại lý bán lẻ.

Ông Trần Ngọc Liêm cho rằng, sự phát triển của ngành dược Việt Nam trong những năm gần đây vẫn chưa đạt được kỳ vọng, chưa tương xứng với tiềm năng của Việt Nam.

Một trong những thách thức khiến cho thị trường ngành dược của Việt Nam chưa phát triển mạnh là do nguồn nguyên liệu. Theo TS. Tạ Mạnh Hùng, Phó cục trưởng Cục quản lý Dược thuộc Bộ Y tế, hơn 90% nguyên liệu hóa dược (kể cả hoạt chất và tá dược) cũng phải nhập khẩu, chủ yếu từ các nước như Trung Quốc, Ấn Độ… Có rất ít đơn vị sản xuất được nguồn nguyên liệu để tạo ra dược phẩm, chỉ mới sản xuất dược một số tá dược, nguyên liệu hóa dược vô cơ, cao dược liệu, Terpin, DEP, Taurin, Berberin, Curcumin…

Ngoài ra, các doanh nghiệp vẫn chưa có nhiều nghiên cứu sản xuất các nguyên liệu với dược liệu trong nước, chủ yếu dưới dạng dược liệu chế biến thô hoặc dưới dạng cao, cũng như chưa chiết xuất được các hoạt chất tinh khiết.

Nguồn nguyên liệu, hoạt chất và lá dược chủ yếu là nhập khẩu, chưa triển khai đánh giá đầy đủ chất lượng nguyên liệu, bởi nguyên liệu ảnh hưởng tới độ ổn định của quy trình sản xuất, chất lượng cũng như hiệu quả điều trị của thuốc, đại diện Cục quản lý Dược cho biết.

Hiện nay, các cơ sở sản xuất đầu tư triển khai áp dụng các tiêu chuẩn WHO-GMP và các tiêu chuẩn khác nhau như EU-GMP, PICs-GMP… Tuy nhiên, theo đại diện của Cục quản lý Dược, các cơ sở sản xuất chỉ đang chú trọng xây dựng công thức, quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng thuốc về mặt bào chế mà không chú ý đến việc đảm bảo chất lượng, hiệu quả của thuốc; không có nhiều các nghiên cứu đánh giá chứng minh hiệu quả trong điều trị và tương đương sinh học của thuốc.

Theo ông Hùng, hiện các doanh nghiệp sản xuất ở nước ta cũng chưa chú trọng đầu tư cho nghiên cứu vắc-xin, sinh phẩm, sản phẩm thuốc sắp hết hạn bằng sáng chế hoặc các độc quyền.

Trước những cơ hội và thách thức trên, ông Mạnh Hùng cho rằng các cơ sở sản xuất thuốc cần hợp tác với những đơn vị nghiên cứu, công ty sản xuất thuốc nước ngoài để triển khai áp dụng các công nghệ tiên tiến trong bào chế, tối ưu hóa công thức, cũng như quy trình sản xuất thuốc.

Ngoài ra, xây dựng và triển khai các chính sách khuyến khích sản xuất thuốc gốc (generic) nhằm giảm giá thành.

Đối với công nghệ sản xuất vắc-xin, các doanh nghiệp cần nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để có thể sản xuất được các loại vắc-xin đa giá (vắc-xin có chứa hai hoặc nhiều chủng/ type huyết thanh của kháng nguyên). Ngoài ra cần tăng cường đầu tư xây dựng các dây chuyền sản xuất vắc-xin sinh phẩm y tế có công nghệ cao; đồng thời xây dựng các trung tâm nghiên cứu vắc-xin sinh phẩm, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin đa giá.

Minh Thảo
Theo KTSG Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Thử máu tìm ung thư – lợi hay hại?

0
Các nhà đầu tư đang rót tiền tỉ vào các công ty cung cấp dịch vụ thử máu, phân tích DNA để sớm phát...

Nhiều bệnh viện TPHCM thiếu thuốc hiếm, người bệnh mua thuốc...

0
Ngoài thuốc giải độc Botulinum, nhiều bệnh viện tại TPHCM cũng đang thiếu một số loại thuốc hiếm trong thời gian dài vì không...

Không còn thuốc giải cho 3 người ngộ độc botulinum ở...

0
Bệnh viện Chợ Rẫy thông tin về vụ 3 người lớn ngộ độc botulinum sau khi ăn chả lụa; hiện việc điều trị cho...

Bệnh viện có thể quyết định mua thuốc không thuộc bảo...

0
Sau 10 năm thực hiện, Luật Đấu thầu năm 2013 đã bộc lộ rõ nhiều vướng mắc, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu...

Việt Nam đã lưu hành thuốc y học cổ truyền điều...

0
Sunkovir là thuốc y học cổ truyền điều trị Covid-19 đầu tiên của Việt Nam được Bộ Y tế cấp số lưu hành toàn...

Sau khi được gỡ vướng, các bệnh viện vẫn vừa mừng...

0
Hơn một tháng, sau khi Nghị quyết 30 và Nghị định 07 sửa đổi, bổ sung một số điều về quản lý trang thiết...

Kết nối