Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024

Học để trở thành bartender

(SGTT) – Với sự phát triển mạnh mẽ của các quán bar, nhà hàng cũng như hệ thống khách sạn, nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm bartender vì thế cũng tăng cao.

Một bartender đang thực hiện một màn pha chế biểu diễn với lửa tại quầy. Ảnh: Videoblocks.

Bartender là một vị trí được chào mời nhiều trong ngành nhà hàng khách sạn hiện nay. Bartender là nhân viên pha chế tại quầy, công việc chính là lên thực đơn đồ uống và tạo ra các loại thức uống có cồn theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, bartender còn có thể đảm nhận trách nhiệm bảo quản, sơ chế các loại nguyên liệu. Một bartender ngoài khả năng pha chế rượu ra còn cần những kỹ năng biểu diễn sáng tạo cùng với giao tiếp, kết nối cùng khách hàng khi pha chế.

Từng bước học nghề

Các khóa học bartender cơ bản hiện chủ yếu dạy học viên các kiến thức, kỹ năng ban đầu, từ công việc cần làm tại quầy bar, cách giao tiếp với khách hàng… đến cách nhận biết, sắp xếp và sử dụng các công cụ tại quầy. Một bartender hợp cách cần phải hiểu biết về các dòng rượu vang và rượu mạnh. Sau đó, các học viên dần dần sẽ được học cách thực hiện các kỹ thuật chuyên nghiệp như stir – khuấy, shake – lắc, build – rót thẳng, layer – rót thành tầng…

Một khi đã nắm chắc được kỹ thuật cơ bản, học viên được thực hành pha chế rượu và nhiều loại cocktail. Ngoài ra, kỹ năng cắt tỉa trang trí thức uống thêm hấp dẫn cũng là một nội dung bắt buộc của khóa học.

Phòng học ở các cơ sở đào tạo thường được bố trí tương tự các quầy bar với các kệ rượu và các công cụ, dụng cụ và trang thiết bị cần thiết để nhiều học viên có thể cùng thực hành một lúc.

Con đường sự nghiệp

Sau khóa học cơ bản, học viên sẽ nắm được những kiến thức cần thiết để từ đó có thể tự học nâng cao trình độ qua các hình thức khác nhau như đọc sách hoặc học online. Với sự phát triển của công nghệ, một số bạn trẻ thậm chí còn học thêm công thức mới qua các video trên kênh Youtube. Bartender trẻ mới vào nghề còn truyền tai nhau một bí kíp cần đi va chạm, làm việc ở nhiều quán bar khác nhau để có cơ hội trau dồi kỹ năng pha chế cũng như biểu diễn, giao tiếp với khách hàng.

Bartender mới vào nghề thường đăng ký vào làm nhân viên tại các quán bar, quầy rượu (pub) hay câu lạc bộ (club) nhỏ của tư nhân. Các bartender khi đã có trình độ và kinh nghiệm thường sẽ chuyển đến làm ở quầy bar của các nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng (resort) cao cấp. Nghề bartender cũng là một ngành được xếp vào dạng lao động tay nghề nên người làm nghề có kinh nghiệm, giỏi ngoại ngữ có thể đi định cư và làm việc ở một số nước khác.

Bartender học việc hoặc vừa đi làm vừa học thường có mức lương khoảng 4-6 triệu đồng/tháng. Sau một thời gian làm việc, tích lũy được kinh nghiệm thực tế, nếu có khả năng và được đề bạt lên chức Bar Trưởng, Giám sát hoặc Quản lý cấp cao thì thu nhập có thể lên đến hơn 20 triệu đồng/tháng. Nếu muốn tự mình làm chủ, các bartender hoàn toàn có thể mở các quán bar, pub, club… và một số mô hình kinh doanh đồ uống khác như bistro, craft beer, lounge…

Nhiều cạm bẫy

Tuy nhiên, tay nghề điêu luyện và biểu diễn pha chế thuần thục trước mặt khách hàng không phải là chuyện ngày một ngày hai mà có được. Việc rèn luyện pha chế (bartending) đòi hỏi sự kiên trì lớn lao. Đôi lúc mất hàng tháng trời để thực hiện một “chiêu” khó, làm vỡ hàng chục cái chai, tay chân đôi khi đứt chảy máu. Đôi khi tai nạn nghề nghiệp cũng xảy đến với cả những người có kinh nghiệm. Chỉ một chút sơ xuất là người bartender có thể lâm vào cảnh làm vỡ chai rượu và phải đền tiền, đôi lúc là rất nhiều tiền vì chai rượu vỡ đó là loại đắt. Hơn nữa, các bartender luôn phải làm việc trong môi trường có nhiều cạm bẫy, đặc biệt là những tệ nạn như nghiện rượu, ma túy và mãi dâm… Do đó, dù là nghề đang có nhu cầu tuyển dụng cao nhưng rất nhiều bạn trẻ cũng quyết định bỏ nghề bartender vì không chịu được rủi ro, cám dỗ.

Hiện tại có rất nhiều trung tâm đào tạo bartender đang chiêu sinh, trong đó một số trung tâm áp dụng các chương trình khuyến mãi như giảm học phí cho các đối tượng chính sách như con thương binh, liệt sĩ, bộ đội xuất ngũ, gia đình có sổ hộ nghèo. Nhiều ngân hàng cũng có hỗ trợ lãi suất cho các học viên, đặc biệt là đối với chủ thẻ tín dụng.

Một số địa chỉ đào tạo bartender:

Trường Quản lý khách sạn Việt

  • Địa chỉ: 402 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q. 3, TPHCM.
  • Thời gian đào tạo: 60 tiết.
    Thời gian học: Thứ 2-4-6 hoặc Thứ 3-5-7.
  • Học phí: 8,35 triệu đồng (bao gồm: Giáo trình, chứng chỉ, đồng phục, nguyên liệu thực hành).
  • Trường Hướng nghiệp Á Âu
  • Địa chỉ: 259B Hai Bà Trưng, P.6, Q.3, TPHCM.
  • Thời gian đào tạo: 18 buổi.
  • Thời gian học:
    – Thứ 2-4-6 (8g30, 13g30 và 18g)
    – Thứ 3-5-7 (11g30, 16g30 và 21g)
  • Học phí: 9 triệu đồng (bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu thực hành, đồng phục, giáo trình và cấp chứng chỉ).

Duy Anh

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Du khách đổ về bán đảo Sơn Trà ‘săn’ hoa tím...

0
(SGTT) - Những ngày cuối tháng 4, cây thàn mát mọc tự nhiên trên bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng lại nở...

Nha khoa thực hiện 120.000 ca cấy ghép implant nay đã...

0
Là tập đoàn y tế với nhiều chi nhánh tại Hàn Quốc, nha khoa Plan vừa qua đã khai trương phòng khám tại TP....

Chiêm ngưỡng bảo vật hơn 300 tuổi ở làng nghề Thổ...

0
(SGTT) - Bức cửa võng đình làng nghề Thổ Hà, xã Vân Hà (thị xã Việt Yên, Bắc Giang) có tuổi đời hơn 300...

Check-in núi đá giữa ruộng lúa ở Đồng Nai

0
(SGTT) – Toạ lạc tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, núi đá Chữ Thập là điểm check-in quen thuộc của nhiều người trong...

Góc văn hóa Chăm tại Hội An thu hút khách quốc...

0
(SGTT) – Sau khi khám phá Thánh địa Mỹ Sơn, nhiều du khách quốc tế đã ghé thăm một không gian văn hoá Chăm...

Hợp tác chiến lược ‘song kiếm hợp bích’: KDI Holdings và...

0
Ngày 22-4-2024, thành phố Nha Trang sôi động hơn bao giờ hết khi chứng kiến sự kiện ký kết hợp tác phân phối chiến...

Kết nối