Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024

Ghé thăm nhà sàn dài của người Gia Rai, Ba Na

(SGTT) – Đến các buôn làng ở các huyện Ia Pa, Phú Thiện, Ayun Pa, Krông Pa, Kông Choro của cư dân Gia Rai, Ba Na thuộc tỉnh Gia Lai, cảnh quan tạo ấn tượng với du khách trước hết có lẽ là những ngôi nhà sàn dài, khang trang và kiên cố.
Một căn nhà sàn dài của người Gia Rai.

Người Gia Rai thường làm nhà sàn dài theo hướng Bắc Nam. Mỗi căn nhà sàn dài có chiều dài khoảng từ 20 – 50m, chiều rộng 4 – 5m. Kết cấu nhà sàn dài khá đơn giản, gồm hai dãy cột được chôn xuống đất, gắn kết với nhau bằng các xà ngang, không cần đục lỗ mà dùng dây buộc các mối tiếp xúc.

Người dân nơi đây thường làm nhà sàn dài có hai cửa, là cửa chính và cửa phụ được làm bằng tấm phên lồ ô hoặc tấm ván gỗ. Trước cửa chính và sau cửa phụ có làm sàn bằng tre nứa, lồ ô đập dập hoặc ván gỗ, không có mái che.

Khoảng hơn 10 năm nay, nhờ cuộc sống kinh tế khá lên, chủ nhân của những ngôi nhà dài đã dùng những cây gỗ lớn hoặc xi măng sơn vân giả gỗ bền chắc, cột nhà cao, bề dài, bề ngang của nhà đều lớn, mái lợp ngói, lợp tôn, vách ván để xây dựng. Tạo ra những nhà sàn dài (gọi tắt là nhà dài) bề thế và đẹp. Có thể, đây chính là biến thể, là sự cách tân từ những ngôi nhà sàn dài truyền thống đơn sơ.

Khoảng 10 năm nay, nhờ cuộc sống kinh tế khá lên, chủ nhân của những ngôi nhà sàn dài cũng đã vật tư như dùng những cây gỗ lớn hoặc xi măng sơn vân giả gỗ để xây dựng.

Nhà sàn dài thường có 3 – 4 cửa sổ. Trong đó, chỉ riêng gian khách là 2 cửa sổ, làm đối diện với nhau. Thường, nhà sàn dài có hai cầu thang. Một cầu thang chính đặt ở khoảng giữa của ngôi nhà dành cho mọi người trong gia đình và khách, cầu thang phụ đặt ở đầu hồi phía Nam. Những bậc cầu thang của người Gia Rai thường làm số lẻ, bởi theo quan niệm của người dân, bậc thang số chẵn là dành cho ma quỷ.

Không gian nhà sàn dài của người Gia Rai chạy theo chiều dọc. Nhà thường làm ba gian chính: Gian khách, gian ngủ và gian bếp. Gian khách cũng chính là gian trung tâm của ngôi nhà, là nơi sinh hoạt của gia đình, tiếp khách và nơi tổ chức các lễ cúng theo luật tục. Cũng là nơi để các loại ché, cồng chiêng của gia đình. Ở gian khách cũng có một bếp lửa như ở gian bếp, dành cho khách và tổ chức lễ cúng trong nhà. Nhà nào có điều kiện hoặc nhiều thành viên thì sẽ nối thêm các gian nhà.

Nổi bật trong việc làm nhà sàn dài mới chủ yếu là cư dân Gia Rai và một ít là người Ba Na ở các huyện Ia Pa, Phú Thiện, Ayun Pa, Krông Pa, Kông Chro. Nhà dài mới cho cư dân một không gian sống thoải mái. Tuy ngôi nhà có kích thước khá lớn nhưng có khi chỉ có tối đa 3 hộ chung sống. Trong khi đó, những ngôi nhà sàn dài trước đây có khi lên tới 9-10 hộ cùng sinh sống!

Theo người dân nơi đây, ở nhà sàn dài mới, phần mặt đất chạm sàn khá cao để có không gian đựng những vật dụng cần thiết.

Thêm điều nổi bật của những ngôi nhà dài mới là phần mặt đất chạm sàn khá cao, từ 2,5 mét đến 3 mét. Theo người dân nơi đây, phải làm phần này cao như thế mới có chỗ để máy cày máy xới, xe tải nhỏ, rồi còn chất thóc, chất mì, để những đồ lặt vặt.

Bên cạnh ngôi nhà dài mới đơn thuần buổi đầu, họ đã tạo nên những kiến trúc phụ cho ra hình mẫu nhà dài chữ L, chữ T, nhà dài mái Thái, nhà dài đôi (song song) có nhà ngang một bên, nhà dài có lầu. Phải làm cho ngôi nhà dài của mình to lớn, tiện dụng, đẹp đẽ, bền chắc hơn thời trước… là những tiêu chí mà cư dân trong vùng đưa ra khi làm ngôi nhà dài mới.

Phải làm cho ngôi nhà dài của mình to lớn, tiện dụng, đẹp đẽ, bền chắc hơn thời trước… là những tiêu chí mà cư dân trong vùng đưa ra khi làm ngôi nhà dài mới.

Theo như lời kể của người dân, sau khi làm xong ngôi nhà, người Gia Rai tiến hành tổ chức lễ mừng nhà mới. Lễ vật dâng cúng có heo và rượu cần, số lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình.

Lễ mừng nhà mới được tổ chức với ý nghĩa để cầu mong thần nhà, thần gỗ, thần tre nứa che chở, bảo vệ người thân trong gia đình luôn mạnh khỏe, làm ăn phát đạt, gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Sau đó, những người dân trong làng sẽ qua chúc mừng, chung vui.

Vẫn biết sự giao thoa văn hóa đã hình thành nên những căn nhà sàn dài hiện đại, kiên cố. Nhưng như thế cũng đồng nghĩa, những ngôi nhà sàn dài truyền thống sẽ mai một, ít dần. Nên căng, cơ quan chức năng cần có giải pháp, đề án phục dựng, bảo tồn nhà sàn dài truyền thống của người Gia Rai, Ba Na nhằm gìn giữ, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa của đồng bào, từ đó để phát triển du lịch của địa phương.

Huỳnh Văn Mỹ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Khi rau xanh không chỉ để ăn

0
(SGTT) - Không chỉ cung cấp thực phẩm hữu cơ, an toàn, những vườn rau xanh mướt tại các khu nghỉ dưỡng đang dần...

Các tour du lịch định hướng ‘xanh’ ngày càng được ưa...

0
(SGTT) - Những năm gần đây, du lịch xanh tại TPHCM đang phát triển mạnh và được nhiều du khách ủng hộ, đặc biệt...

Sáng kiến Điểm đến An toàn: Đồng hành cùng doanh nghiệp...

0
(SGTT) - Ngày 5-4, tại TP Châu Đốc, An Giang, chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn của Tạp chí Kinh tế Sài...

Nhà hàng tại Quảng Nam nỗ lực làm du lịch xanh

0
(SGTT) - Tại Quảng Nam, một số doanh nghiệp đang hướng đến việc đầu tư cho du lịch xanh, bền vững, trong đó có...

Trao ‘hộ chiếu xanh’ khi du lịch xứ dừa

0
(SGTT) - Đã có 15 du khách được trao "hộ chiếu xanh" (passport Net Zero) khi tham gia tour “Net Zero tours Bến Tre”...

Loạt giải pháp kéo sếu đầu đỏ về Tràm Chim

0
(SGTT) – Vườn quốc gia Tràm Chim đang thực hiện nhiều biện pháp liên quan đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học,...

Kết nối