Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024

Ghé bà ngoại ăn phá lấu

(SGTTO) – Hơn 30 năm nay, con hẻm 96 Phan Đình Phùng, quận Phú Nhuận đã trở thành địa điểm quen thuộc cho những thực khách mê món phá lấu. “Phá lấu bà ngoại” một cái tên nghe thân thương khiến nhiều người ăn một lần sẽ hẹn có dịp quay lại đây.

Nồi phá lấu của bà ngoại bán tại hẻm 96 đường Phan Đình Phùng, Phú Nhuận 30 năm nay.

Bà ngoại tên thật là Phạm Thị Hoa năm nay đã hơn 80 tuổi. Bà quê Tiền Giang nhưng lên TPHCM mưu sinh từ lâu lắm rồi. Trước kia bà vốn làm nghề nấu ăn cho các sự kiện như cưới, hỏi… chính vì cái nghề đó nên sau khi ra làm nghề nấu phá lấu bà có những kinh nghiệm nhất định trong việc nấu nướng.

Nhiều người tới ăn gọi bà với cái tên thân thương là bà ngoại năm nay đã 82 tuổi.

Vậy nồi phá lấu của bà có gì đặc biệt mà 30 năm qua khiến nhiều thực khách phải quay trở lại không chỉ vài lần. Bí quyết đó cũng chính từ nghề nấu đám của bà tự nghĩ ra rồi làm nên hương vị riêng cho nồi phá lấu của mình.

Thông thường người ta nấu phá lấu thì dùng nước cốt dừa nhưng với bà ngoại thì bà lại dùng nước dừa xiêm tươi để tạo độ ngọt cho nồi phá lấu. Ngoài ra, vị chua của từng chén phá lấu khi bán cho khách thưởng thức nhiều người dùng me để tạo vị nhưng bà ngoại lại dùng tắc (quất) tươi.

Tuy nằm trong con hẻm nhỏ nhưng lúc nào cũng đông thực khách.

Thật không ngoa khi nói rằng những chén phá lấu húp vội vàng với vị béo của nước cốt dừa, vị thơm của lòng non nấu kỹ, vị cay nhẹ của ớt thái nhuyễn và vị chua nhẹ của tắc đã góp phần tạo nên văn hóa ẩm thực của đường phố Sài thành mà biết bao thế hệ thấm đượm trong ký ức của mình.

Mỗi chén phá lấu có giá 20.000 đồng.

Mỗi ngày bà ngoại dậy từ lúc 4 giờ sáng để đi chợ mua lòng với gia vị sau đó về nhà chế biến đến khoảng 10 giờ sáng thì nhờ người nhà chở đến con hẻm 96 Phan Đình Phùng để bán. Bán đến khi nào hết thì lại về nhà nghỉ nhưng thường tới khoảng ba giờ chiều là nồi phá lấu khoảng 13 ký lòng của bà đã được bán sạch. Ai đến muộn thì không có cơ hội thưởng thức chén phá lấu của bà.

Nòi phá lấu 30 năm của bà ngoại.

Nhiều người thắc mặc tại sao ở cái tuổi này mà bà còn hàng ngày đi bán phá lấu chi cho mệt! Với những câu hỏi như vậy bà thường cười vui với khách nhưng cũng có lúc bà trả lời bán phá lấu là nghề của bà nhưng nó cũng là cái nghiệp, làm lâu rồi quen khó bỏ. Với lại ở nhà rảnh lại buồn, sinh ra mệt sinh bệnh nên bà vẫn đi bán mỗi ngày.

Do sức khỏe yếu nên có người quen phụ bà bán hàng

Đỗ Hoa

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Thơm lừng góc chợ Phạm Văn Hai với tô bánh đa...

0
(SGTT) - Bánh đa là sợi bánh thân quen trong một số món ăn của người dân Hải Phòng. Theo dòng chảy văn hóa...

Thảo Cầm Viên tổ chức lễ hội ẩm thực ba miền...

0
Với quy mô hơn 50 gian hàng, cùng 149 món bánh truyền thống, lễ hội ẩm thực "Non sông thống nhất" diễn ra từ...

Loạt sự kiện du lịch tại các địa phương dịp lễ...

0
(SGTT) - Lễ hội Diều khổng lồ tại huyện Đất Đỏ (Bà Rịa – Vũng Tàu), lễ hội Tháp Bà Ponagar (Khánh Hoà) hay...

Nghĩ về cuộc đấu giá 3 mỏ cát với mức trúng...

0
(SGTT) – Vụ đấu giá ba mỏ cát ở Hà Nội với giá trúng cao gấp hàng trăm lần giá khởi điểm đã trôi...

Học nấu món miền Tây bên dòng sông Tiền

0
(SGTT) - Nằm êm đềm bên dòng sông Tiền, du khách đến Mekong Riverside Boutique Resort & Spa (thành viên Sáng kiến Điểm đến...

Ngắm tulip nở rộ tại vườn hoa lớn nhất thế giới

0
(SGTT) – Vườn hoa tulip lớn nhất thế giới Keukenhof (Hà Lan) đang thu hút đông đảo du khách ghé thăm nhờ hàng triệu...

Kết nối