Chủ Nhật, Tháng Mười 6, 2024

Gần 130 cuộc tấn công mạng trong dịp Tết vừa qua

(SGTT) - Mới đây, Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Bộ Thông tin Truyền Thông đã thông báo các hệ thống thông tin tại Việt Nam trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua đã "hứng chịu" tổng cộng 129 cuộc tấn công mạng.

Theo báo An Ninh Thủ Đô, cụ thể, từ ngày 10-2 đến ngày 16-2, NCSC ghi nhận 129 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, trong đó, 17 cuộc tấn công thay đổi giao diện (Deface), 58 cuộc tấn công lừa đảo (Phishing) và 54 cuộc tấn công cài cắm mã độc.

Tổng số các cuộc tấn công mạng cũng như số lượng địa chỉ IP nằm trong mạng botnet (mạng máy tính ma) đều giảm so với 2020. Bên cạnh đó, hệ thống của NCSC ghi nhận 246.037 địa chỉ IP của Việt Nam nằm trong các mạng botnet, giảm 49,7% so với đợt nghỉ Tết Nguyên đán năm 2020 (489.310 địa chỉ IP).

Như vậy, so với dịp nghỉ Tết năm ngoái, số cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam đã giảm 27,9%. Đáng lưu ý, dịp Tết Nguyên đán 2019, Việt Nam đón nhận đến 193 cuộc tấn công mạng. Trong đó, có 80 cuộc tấn công thay đổi giao diện (Deface), 59 cuộc tấn công lừa đảo (Phishing) và 54 cuộc tấn công cài cắm mã độc (Malware).

Ngoài ra, trước kỳ nghỉ Tết, tình trạng tin nhắn giả mạo ngân hàng cũng đã nở rộ. Theo đó, người dùng tại một số tỉnh, thành thường xuyên nhận được tin nhắn mạo danh một số ngân hàng với thông báo tài khoản của mình đang được sử dụng ở nước ngoài. Nội dung tin nhắn còn đề nghị người dùng truy nhập vào một trang web liên kết để hủy giao dịch hoặc thay đổi mật khẩu.

Tuy nhiên, khi truy cập vào đường link liên kết thì người dùng sẽ bị "dụ" đến một trang web giả mạo với giao diện gần giống trang web của ngân hàng mà tin nhắn gửi tới. Theo các chuyên gia trong ngành bảo mật, đây là cuộc tấn công lừa đảo để đánh cắp thông tin người dùng.

Nếu đăng nhập các dịch vụ ngân hàng trên trang web giả mạo, kẻ gian sẽ nắm những thông tin quan trọng liên quan đến ngân hàng của người dùng và rủi ro mất tiền là rất cao. Được biết, đây không phải là hình thức tấn công mới nhưng rủi ro vẫn luôn thường trực bởi cách thức giả mạo danh ngân hàng ngày càng tinh vi hơn.

Chính vì thế, khi nhận được tin nhắn bất kỳ liên quan đến ngân hàng, người dùng cần gọi điện thoại đến đường dây nóng của ngân hàng đó để xác minh và báo cơ quan chức năng nếu phát hiện tin nhắn là giả mạo.

Phúc An tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

VNCERT/CC cảnh báo 2 hình thức lừa đảo mới qua điện...

0
Mạo danh công an vận động chuyển khoản ủng hộ đồng bào bị lũ lụt hay mạo danh cơ quan có thẩm quyền hướng...

Những bước cần làm khi mất điện thoại có cài đặt...

0
Bộ Công an khuyến cáo, trong trường hợp mất thiết bị (điện thoại) đang đăng nhập tài khoản định danh điện tử, người dân...

Cảnh giác trước những chiêu trò lừa đảo trực tuyến dịp...

0
(SGTT) - Trong khoảng thời gian cận Tết Nguyên Đán, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng gia tăng, các chiêu trò lừa...

Sự thật phía sau con số 16 tỉ đô la của...

0
(SGTT) - Theo số liệu do Liên minh Chống lừa đảo toàn cầu (Gasa – một tổ chức phi lợi nhuận) công bố trong...

Tránh ‘tiền mất, tật mang’ từ những cuộc gọi lạ

0
Theo các chuyên gia trong ngành, một cuộc điện thoại từ các đầu số lạ có thể tăng nguy cơ bạn bị lừa đảo...

Bắt đầu áp dụng cuộc gọi định danh để chống tình...

0
(SGTT) - Từ ngày 27-10, tất cả các số điện thoại của các doanh nghiệp viễn thông, các đơn vị thuộc Bộ Thông tin...

Kết nối