Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Đừng để dược liệu trở thành rác!

Ds. Lê Kim Phụng (*) –

Việc sử dụng cây cỏ để chữa bệnh ngày càng được nhiều nước khuyến khích, không những giúp tiết kiệm phần lớn ngân sách quốc gia, mà nó còn ít gây ra những tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên, điều quan trọng là thuốc phải tốt, không nhầm lẫn, độc hại và quan trọng nhất là còn hạn sử dụng hay không, hiện nay chưa có ai kiểm tra được hạn dùng của các loại thảo dược, chính vì vậy mà ranh giới giữa thuốc-rác là rất gần.

Chăm-sóc-vườn-thuốc-namChăm sóc vườn thuốc nam.

Đối với tân dược, hạn dùng của thuốc rất quan trọng, người dùng thường gọi nôm na là “đát” (date), thuốc “quá đát” hay “quá hạn dùng”, nếu đến ngày hết hạn được ghi trên nhãn tức là thuốc sẽ không còn hiệu lực, ai cũng nghĩ như thế, nhưng vẫn không ít trường hợp tuy thuốc chưa quá hạn mà đã không còn hiệu lực. Nhưng hạn dùng chỉ tập trung vào các dạng thành phẩm là chủ yếu, từ trước đến nay chưa nghe ai nói đến hạn dùng của các nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên (cây cỏ, động vật…), việc sản xuất ra các dạng thành phẩm đông dược hiện nay chỉ ghi hạn sử dụng kể từ ngày đóng gói sản phẩm và sau đó dựa vào các tiêu chuẩn cơ sở, các kết quả nghiên cứu trên dược lý thực nghiệm, dược lý lâm sàng, thử độc tính… rồi sau đó được phép lưu hành trên thị trường. Vì vậy có nhiều bệnh nhân đi cắt thuốc Đông y với hy vọng muốn mau hết bệnh thì có khi phải đi cấp cứu vì… thuốc đã biến thành rác.

Sử dụng thuốc ở hình thức nào cũng đều nhằm mục đích khỏi bệnh, cho dù đó là thuốc tân dược hay thuốc thang. Tuy nhiên, việc bảo quản dược liệu khó hơn nhiều so với bảo quản tân dược. Hiện nay, không ai chú trọng đến hạn dùng của dược liệu vì vậy để đánh giá dược liệu tốt xấu cũng không có tiêu chuẩn chính xác.

SK_1

Để đảm bảo chất lượng của các dược liệu, người tiêu dùng cần chú ý các vấn đề sau đây:

  • Thuốc tốt là thuốc được thu hái đúng thời vụ, sau đó cần có biện pháp diệt men và làm khô dược liệu. Để tránh hư hỏng hoạt chất nhất là các dược liệu như lá, hoa, hoặc loại có chứa tinh dầu, nhà sản xuất cần chú ý phơi trong mát hoặc sấy nhẹ cho khô rồi đóng gói kỹ trong các loại bao bì thích hợp.
  • Thuốc tốt là thuốc khô: theo tiêu chuẩn của dược điển, muốn bảo quản dược liệu cho tốt thì dược liệu đó phải đảm bảo độ thủy phần trong giới hạn cho phép (khoảng 10-15%), nhưng các cơ sở kinh doanh thường đưa độ ẩm dược liệu lên cao hơn 15% nhằm mục đích lợi nhuận, và điều này cũng làm ảnh hưởng đến hàm lượng hoạt chất có trong dược liệu. Lượng nước cao và các thành phần chất hữu cơ trong dược liệu chính là nguồn thức ăn chính cho sâu mọt và nấm mốc.
  • Thuốc tốt phải được bán ở các cơ sở đúng tiêu chuẩn quy định: chưa ai kiểm tra các địa điểm buôn bán đông dược trên địa bàn TPHCM, vì điều kiện khí hậu của nước ta không đảm bảo để bảo quản dược liệu cho tốt, nhiệt độ thường xuyên trên 300C và độ ẩm môi trường luôn luôn quá 85%. Bên cạnh đó ánh sáng cũng là một nguyên nhân gây hư hỏng các hoạt chất. Các địa điểm buôn bán thường không chú ý đến điểm này, dược liệu không che đậy và để ngay trên vỉa hè, lề đường và dưới ánh sáng chói chang ban ngày. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh các chế phẩm có chứa phụ tử nếu để dưới ánh sáng mặt trời trong nhiều ngày thì hoạt chất aconitin trong phụ tử có thể bị phân hủy và phóng thích ra một độc tố mạnh hơn nhiều lần có thể gây chết người, nhưng với mắt thường chúng ta không thể thấy được, ngoài ra dược liệu có chứa tinh dầu như bạc hà, kinh giới… sẽ bị mất mùi thơm và tiêu giảm hoạt chất, dược liệu chứa dầu béo thì bị sâu mọt, ôi khét. Nói chung đa phần dược liệu đều bị mất chất lượng khi nhiệt độ nơi bảo quản cao hơn 200C và độ ẩm môi trường cao hơn 70%.
  • Thuốc tốt không phải rác và không có nhiễm khuẩn, nấm: dọc các con đường tại phố thuốc Đông y ở quận 5, TPHCM, chúng ta thấy nhiều dược liệu ẩm mốc được phơi trên lề đường, không che đậy, do đó bị ô nhiễm rất nhiều tạp chất từ bụi, khói và làm cho dược liệu nhiễm bẩn, không khác gì rác, rất khó rửa sạch khi bào chế vì bào tử nấm mốc vẫn có thể bám vào. Điều đó làm ảnh hưởng đến chất lượng thuốc sau khi bào chế. Các thành phẩm lỏng dễ bị chua, lên men, nấm mốc phát triển và lắng cặn nhiều. Nhất là đối với các mặt hàng không rõ nguồn gốc sản xuất hoặc các cơ sở không đáng tin cậy.

Dược liệu hiện đang là nguyên liệu để bào chế ra nhiều mặt hàng thuốc của nhiều xí nghiệp hoặc các cơ sở sản xuất đông dược, do đó phải tinh sạch và chất lượng. Cần dán nhãn và ghi rõ hạn dùng của các dược liệu để người tiêu dùng an tâm khi sử dụng. Nếu tân dược có thể có hạn dùng 1-3 năm thì dược liệu hay đông dược từ thiên nhiên chỉ bảo quản được từ sáu tháng đến tối đa một năm mà thôi. Hiện nay các nhà thuốc tân dược đang dần dần đi vào hệ thống chất lượng và bảo quản thuốc tốt, vì vậy đối với đông dược hay dược liệu (thuốc Đông y) cũng nên được quản lý để thuốc theo tiêu chuẩn để đảm bảo là được bảo quản tốt trong điều kiện về môi trường, nhiệt độ, độ ẩm, bao bì, an toàn vệ sinh, nhằm kéo dài tuổi thọ và chất lượng của dược liệu.

(*) Nguyên giảng viên trường Đại học Y dược TPHCM.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Chung tay ngăn chặn mua bán chim hoang dã

0
(SGTT) - Ngày 19-4, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên ra mắt tài liệu “Các loài chim hoang dã nghiêm cấm hoặc hạn chế...

CLB Doanh nhân 2030 thăm và trò chuyện cùng doanh nghiệp...

0
Chiều 16-4, CLB Doanh nhân 2030 - thành viên Saigon Times Club thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, đã tổ chức buổi luận...

Anh đào cuối mùa khoe sắc tại thành phố Kanazawa, Nhật...

0
(SGTT) – Những ngày giữa tháng 4, thành phố Kanazawa – thủ phủ của tỉnh Ishikawa, Nhật Bản đang bước vào những ngày cuối...

Những điều nên làm để giữ sức khỏe mùa nắng nóng

0
Trong thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm qua....

Thổi bùng vị giác với nồi lẩu gà chanh ớt trưa...

0
(SGTT) – Thịt gà là thực phẩm quen thuộc với nhiều người bởi giá hợp lý, chế biến được nhiều món. Hôm nay, loại...

Đến Hòa Bình khám phá hồ Sam Tạng

0
(SGTT) – Cách thị trấn Mai Châu khoảng 15km, hồ Sam Tạng là điểm check-in chưa được nhiều du khách biết đến khi ghé...

Kết nối