Thứ Năm, Tháng Năm 9, 2024

Để người tiêu dùng có thể ‘yêu sản phẩm từ cái nhìn đầu tiên’

(SGTT) – Giống như các chương trình quảng cáo sản phẩm, bao bì không chỉ kể câu chuyện về sản phẩm, về các lợi ích mà sản phẩm mang đến cho người sử dụng mà còn góp phần xây dựng tài sản thương hiệu… những điều mà khi được thực hiện tốt cũng trực tiếp giúp thúc đẩy việc mua hàng. Do đó, việc làm sao khiến người tiêu dùng có thể “yêu sản phẩm từ cái nhìn đầu tiên” trở thành một yếu tố then chốt quyết định sự thành công trong các chiến dịch marketing của một thương hiệu.
Khách hàng thưởng thức và tìm hiểu sản phẩm cà phê tại cửa hàng K Coffee ở quận 1, TPHCM. Ảnh: H.Yến

Theo Hiệp hội Bao bì Việt Nam, doanh thu bao bì trên phạm vi toàn cầu đã tiến sát đến con số 500 tỉ đô la Mỹ mỗi năm, tăng trưởng bình quân 12% năm. Tại Việt Nam, bao bì là ngành sản xuất có tốc độ tăng trưởng khá và ổn định. Giai đoạn 2015-2020, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành này là 13,4%/năm. Năm 2022, doanh số ngành bao bì đạt gần 15 tỉ đô la.

Từ lâu, bao bì đóng gói là một phần bảo vệ không thể thiếu của sản phẩm và đem đến sự tiện lợi cho người dùng. Bao bì ngày nay không chỉ đáp ứng chức năng bảo quản và lưu trữ mà còn phải có tính thẩm mỹ, tạo sức hút với sản phẩm và gây dấu ấn cho thương hiệu.

Với những sản phẩm như cà phê, hạt điều, lúa gạo… thông thường được sử dụng bao bì PP dệt để đựng sản phẩm. Với các sản phẩm đặc thù, bao bì cần được trang bị khả năng chống thấm, tráng màng BOPP, tráng màng PE… Tuy nhiên, khi xu hướng tiêu dùng xanh, thân thiện với môi trường ngày càng được ưa chuộng thì bao bì xanh trở nên ngày càng quan trọng.

Trong xu thế người tiêu dùng ngày càng mua sắm trực tuyến nhiều hơn, quyết định chọn một sản phẩm nào đó giữa một rừng sản phẩm cùng loại thường dựa trên yếu tố bao bị đẹp, bắt mắt. Tuy nhiên, đây chỉ là “vòng sơ tuyển”, để giữ chân khách hàng tiếp tục mua thì chất lượng sản phẩm vẫn là yếu tố quyết định nhất.

Bao bì cũng phải “xanh”

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sản xuất nông sản đã có ý thức sử dụng các loại bao bì thân thiện với môi trường. Bao bì bằng giấy và các vật liệu dễ phân hủy đang được lựa chọn để thay thế cho bao bì bằng nhựa, nylon.

Có thể kể đến như Phúc Sinh Group với nhãn hiệu K Coffee. Mỗi năm, Phúc Sinh Group xuất khẩu từ 60.000-70.000 tấn cà phê nguyên liệu, nằm trong top các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam. Đến nay, các mặt hàng của Phúc Sinh đã có mặt tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có nhiều thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ, Nga, Đức…

Tại thị trường trong nước, một loạt cửa hàng K Coffee được mở nhanh chóng tại các vị trí đắc địa ở TPHCM. Chuỗi bán lẻ cà phê và đồ uống của Phúc Sinh có thể chưa được đông đảo khách hàng ở thành phố này biết đến nhưng mục tiêu theo đuổi cà phê nguyên chất, cà phê sản xuất bền vững của ông chủ thương hiệu cùng những sản phẩm có bao bì bắt mắt, thân thiện với môi trường đang dần chiếm lấy lòng tin dùng của nhiều khách hàng nội địa.

Chia sẻ với KTSG, ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phúc Sinh, cho biết việc thiết kế và lựa chọn chất liệu bao bì được công ty rất chăm chút và chú trọng đầu tư, như sử dụng bao bì giấy, thay đổi thành phần của bao bì, giảm sử dụng nhựa nguyên sinh, tăng tỷ lệ các nguyên liệu có thể tái chế dễ dàng và thân thiện môi trường.

“Sau đại dịch Covid-19, các công ty đều đang hướng đến sự phát triển xanh, bền vững. Phúc Sinh cũng không ngoại lệ, chúng tôi rất quan tâm đến yếu tố tái sử dụng của bao bì. Đó là xu hướng không thể thay đổi trên thế giới, nếu anh muốn kinh doanh, buôn bán khắp nơi thì bao bì tái sử dụng rất quan trọng. Rất nhiều sản phẩm của Phúc Sinh sử dụng bao bì giấy hoặc tái sử dụng. Bao bì đẹp nhưng cũng phải “đơn giản” là thân thiện với môi trường”, ông Thông nói.

Giải bài toán giá thành, thiết kế

Một trong những điểm thách thức đối với người sản xuất, chế biến khi sử dụng nhiều giấy thay cho nhựa, nylon đó là giá thành sản phẩm cao. Bài toán đặt ra là làm sao để chọn được loại giấy chất lượng, thân thiện với môi trường mà không làm đội giá thành sản phẩm?

Với bài toán về chất liệu và giá thành phẩm cao nói trên, ông Sinh cho hay không thể tăng giá bán vì muốn duy trì sự cạnh tranh trên thị trường. Theo đó, công ty phải chọn cách co kéo để có mức giá bán phù hợp với mặt bằng giá bán chung, đồng thời đàm phán với nhà sản xuất bao bì như đặt số lượng lớn để có được mức giá tốt hơn hoặc giảm giá sản xuất ở các khâu để cân đối chi phí, không tăng giá sản phẩm đầu ra. Hiện tại tỷ lệ sản phẩm sử dụng bao bì giấy, bao bì tái sử dụng của công ty đã đạt mức 85% và được chấp nhận ở hơn 120 thị trường trên toàn cầu.

Bên cạnh chú trọng chất liệu, một điểm tạo nên sự thu hút lớn của sản phẩm nằm ở mẫu mã của bao bì. Theo nghiên cứu của công ty bao bì toàn cầu MeadWestvaco Corporation, có tới 64% số người tiêu dùng quyết định mua hàng tại điểm bán mà không hề có sự nghiên cứu từ trước. Vì vậy có thể thấy, việc làm sao khiến người tiêu dùng có thể “yêu sản phẩm từ cái nhìn đầu tiên” trở thành một yếu tố then chốt quyết định sự thành công trong các chiến dịch marketing của các thương hiệu.

Không dừng lại ở đó, mẫu mã bao bì còn được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc lôi kéo khách hàng quay trở lại sử dụng sản phẩm, thậm chí nó còn có hiệu ứng cao hơn cả quảng cáo TVC, lời bình luận của bạn bè hay truyền miệng (viral) trên mạng xã hội. Đơn giản vì nó quyết định tới yếu tố cảm xúc khi mua hàng của người tiêu dùng.

Và hiện nay, Phúc Sinh là một trong những doanh nghiệp đã làm được điều này. Doanh nghiệp đã biến một sản phẩm nông nghiệp thông thường trở thành sản phẩm đẹp mắt với khách hàng, người tiêu dùng.

Nhà sản xuất cũng là hướng dẫn viên cho người tiêu dùng

“Nhiều người nói rằng bao bì của Phúc Sinh như một tác phẩm nghệ thuật, nhiều khi họ không nỡ bóc ra để dùng. Bao bì là thứ rất quan trọng để thu hút sự chú ý của người mua, khiến họ bỏ tiền mua và sau khi thử dùng và nhận thấy sản phẩm chất lượng thì họ sẽ trở thành khách hàng chính thức của mình”, ông Thông của Phúc Sinh chia sẻ. Tuy nhiên, ông Thông cũng thừa nhận rằng, người tiêu dùng Việt Nam khó rời bỏ tâm lý “yêu ni lông” khi mà sau cuối người mua vẫn “xin thêm một cái bịch ni lông để bọc bên ngoài chiếc túi giấy cho chắc chắn”.

“Người tiêu dùng vẫn chưa phân biệt rõ vấn đề phát triển bền vững sẽ mang lại những giá trị như thế nào. Dù vậy, chúng tôi vẫn xem đây là cuộc “hướng dẫn” khách hàng, khi nhà sản xuất làm tốt việc của người hướng dẫn thì người tiêu dùng sẽ nhận ra giá trị đó sau một thời gian trải nghiệm”, ông Thông nói.

Đây cũng là lý do ông chủ K Coffee tự tin khẳng định sản phẩm cà phê của công ty khác biệt so với phần còn lại của thị trường đó là nhờ chiến lược phát triển bền vững kiên định của Phúc Sinh Group. Hiện công ty có nhà máy chế biến, có nông trại, làm việc trực tiếp với nông dân nên khâu chất lượng cà phê nguồn được công ty kiểm soát chặt chẽ.

Điều này thể hiện ngay trên bao bì mỗi gói cà phê của Phúc Sinh với cam kết “3 không”: không màu hóa học, không mùi gây hại, không trộn đậu bắp, đậu nành. Ngoài ra, tất cả các bao bì sản phẩm của K Coffee đều có chứng nhận Rainforest Alliance (RA) dành cho những doanh nghiệp phát triển nông nghiệp bền vững, với nguồn nguyên liệu canh tác theo hướng an toàn, không tồn dư hóa chất nông nghiệp.

Thoạt nghe, điều này có thể mới lạ nhưng thực tế, tại nhiều nước phát triển trên thế giới, người tiêu dùng thậm chí đã bắt đầu gây áp lực lên các nhà sản xuất và thương hiệu không tuân theo cách tiếp cận bền vững hơn đối với bao bì và sản phẩm. Bởi thế mà bao bì đã không còn gói gọn với chức năng chứa đựng sản phẩm mà còn góp phần làm thay đổi nhận thức của nhà sản xuất và người tiêu dùng về tính xanh, thân thiện với môi trường.

Huỳnh Ngọc Như

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Các đại siêu thị kiểu Mỹ thu hút người tiêu dùng...

0
(SGTT) - Các đại siêu thị kiểu Mỹ chỉ dành cho hội viên như Walmart, Costco hay PriceSmart đang mở rộng thị phần ở...

Tạp hóa truyền thống được ‘nâng cấp’ lên mô hình hiện...

0
(SGTT) - Giờ đây, các cửa hàng tạp hóa truyền thống có thể mua hàng hóa trực tiếp từ hệ thống siêu thị với...

Đà Nẵng: Nhiều cửa hàng hoa ‘trầm lắng’ dịp 8-3

0
(SGTT) – Theo ghi nhận tại các chợ hoa ở thành phố Đà Nẵng, dịp 8-3 năm nay, các cửa hàng kinh doanh hoa...

Bánh hình hũ vàng, thỏi vàng đắt khách ngày vía Thần...

0
Theo quan niệm dân gian, ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm là ngày vía Thần Tài. Năm nay, ngày Thần Tài rơi vào ngày 19-02. Bên cạnh việc mua vàng lấy may, nhiều người dân còn tìm mua bánh kem hình hũ vàng, thỏi vàng, đồng tiền... để dâng lên bàn thờ hoặc làm quà tặng với mong muốn một năm may mắn, đủ đầy.

Ngày vía Thần Tài người dân chuộng mua vàng trang sức

1
(SGTT) – Theo các cửa hàng kinh doanh vàng bạc trên địa bàn TPHCM, trong ngày vía Thần Tài năm nay, người dân tìm...

TPHCM: Phố cá lóc đỏ lửa xuyên đêm chuẩn bị cá...

0
(SGTT) - Nhiều cửa hàng tại tuyến phố chuyên bán cá lóc nướng đường Tân Kỳ – Tân Quý làm việc xuyên đêm ngày...

Kết nối