Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Cuộc đua bán hàng trên không gian mạng tăng tốc

(SGTTO) – Ngành thương mại điện tử Việt Nam đã có một năm 2018 ấn tượng với nhiều thông tin tích cực nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục giải quyết trong năm 2019 này, như thúc đẩy hoạt động thanh toán không dung tiền mặt; hướng tới thương mại di động, xu hướng tất yếu của ứng dụng công nghệ thời 4.0, xu hướng bán hàng đa kênh… Những xu hướng mới cũng là những động lực mới cho sự phát triển của ngành thương mại điện tử từ năm 2019.

Nếu trước đây, người dùng phải ra cửa hàng để mua xe máy hoặc ô tô thì nay đã có thể mua những món hàng này trên các trang thương mại điện tử.

Cục diện ngành kinh doanh thương mại điện tử được cho là sẽ thay đổi khá mạnh mẽ về mọi mặt trong khoảng 3-5 năm tới. Việc từ tiếp thị, thanh toán trực tuyến, vận chuyển, các kênh bán hàng online sẽ được chú trọng hơn, đồng thời tăng cường áp dụng các ứng dụng công nghệ tân tiến như chatbot, dữ liệu lớn, thực tế ảo… để phục vụ kinh doanh hiệu quả. Phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) tìm cách mở rộng ngành hàng, mở gian hàng chính hãng, nhằm tăng cường nguồn hàng, kiểm soát chất lượng sản phẩm, tạo niềm tin cho người dùng… Điều này cũng nhằm theo kịp xu hướng phát triển ngành thương mại điện tử trong thời gian tới.

Nhà nhà bổ sung ngành hàng mới

Các sàn giao dịch TMĐT như Lazada, Shopee, Sendo, Adayroi đang tìm cách mở rộng phạm vi kinh doanh, bổ sung các ngành hàng mới nhằm thu hút sự quan tâm của người dùng. Mục tiêu của các doanh nghiệp này là tích hợp mảng kinh doanh phiếu mua sản phẩm hay dịch vụ (voucher) vào sàn TMĐT, khác hẳn với cách bán voucher của các trang mua hàng theo nhóm trước đây. Các loại phiếu sử dụng dịch vụ, phiếu mua hàng với giá ưu đãi cũng được các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến cập nhật thường xuyên. Nhờ đó người dùng có thể mua nhiều loại voucher theo hình thức trực tuyến ở nhiều trang web khác nhau. Và các dịch vụ, mặt hàng được tích hợp vào các sàn nói trên cũng đa dạng, như sức khỏe – bảo hiểm, ô tô – xe máy, bất động sản…

Trước đây, những mặt hàng như bất động sản hoặc ô tô – xe máy thường chỉ có thể mua được ở các cửa hàng bán lẻ hoặc showroom của nhà sản xuất, nhà phân phối, nay có thể tìm mua những mẫu đời mới trên sàn TMĐT adayroi.com hoặc tiki.vn…

Ông Lê Văn Hiệu, Giám đốc ngành hàng đời sống và kỹ thuật số của Tiki, cho hay Tiki muốn trở thành nền tảng TMĐT tất cả trong một nên không ngừng mở rộng phạm vi sản phẩm ở nhiều lĩnh vực mới, đồng thời tận dụng sức mạnh công nghệ để giúp khách hàng Việt Nam có được sự trải nghiệm mua sắm tiện lợi, đơn giản và an toàn. Ví dụ, Tiki đang biến việc mua một chiếc xe ô tô trở nên đơn giản như việc mua món hàng bất kỳ trên Tiki. Theo kế hoạch dự kiến từ nay đến cuối năm, Tiki sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác với các đại lý kinh doanh ô tô khác của các thương hiệu Ford, Nissan, Mitsubishi, Huyndai… nhằm mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn hơn khi tậu “xế hộp”. Trong năm 2020, Tiki sẽ mở rộng mảng kinh doanh này đến ít nhất 20 tỉnh thành trên toàn quốc.

Adayroi gần đây đã gia tăng số lượng ngành hàng của mình lên con số 15, trong đó có những ngành đặc biệt như sức khỏe – bảo hiểm, cung cấp các phiếu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đi ăn nhà hàng, chuỗi quán ăn…

Tăng cường việc bán hàng chính hãng

Hoạt động ký kết hợp tác chiến lược, trở thành kênh bán hàng trực tuyến chính thức của các thương hiệu lớn đang trở thành mục tiêu đeo đuổi của các doanh nghiệp TMĐT, các sàn TMĐT lớn tại Việt Nam. Lazada, Shopee, Sendo… đều tập trung khai thác cụm gian hàng kinh doanh hàng chính hãng, như Lazada có LazMall, Shopee có Shopee Mall, còn Sendo có SenMall…

Theo đó, Lazada đang tăng cường ký kết hợp tác với các nhà sản xuất, nhà phân phối… đẩy mạnh hoạt động bán hàng trong mục LazMall. Gian hàng này cung cấp sản phẩm, dịch vụ chính hãng – có thể thấy danh sách các thương hiệu, nhãn hàng có uy tín hợp tác với Lazada ngày càng dài hơn.

Tương tự Shopee Mall hay LazMall, SenMall chỉ bán các mặt hàng chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, như điện thoại Oppo, giày Biti’s, đồ lót Wannabe, Sony, P&G… Các sàn bảo đảm hàng chính hãng và bảo vệ người mua hàng bằng các chính sách trả hàng, hoàn tiền; miễn phí vận chuyển… Họ còn đưa ra các biện pháp chế tài đối với người bán (nhà sản xuất hoặc nhà phân phối) ví dụ như nếu bị phát hiện bán hàng giả – hàng nhái, hàng hóa không rõ xuất xứ… người bán sẽ phải đóng phạt và có thể bị xóa tài khoản người bán. Trao đổi với báo chí, vị đại diện bộ phận kinh doanh của Lazada Việt Nam cho biết LazMall là bước đi chiến lược nhằm mang những thương hiệu toàn cầu tới sàn lazada.vn và góp phần củng cố hình ảnh của các thương hiệu đối tác, giúp các thương hiệu dễ dàng kết nối với người tiêu dùng.

Có thể thấy, đứng trước tình trạng hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, không đúng mô tả trên các gian hàng online… việc phát triển gian hàng chính hãng, kết nối với các nhãn hàng, thương hiệu uy tín của các sàn TMĐT lớn sẽ góp phần giữ chân người dùng.

Minh Chí

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cầu giảm và cạnh tranh tăng, lối nào cho hàng thời...

0
(SGTT) - Trong giai đoạn suy thoái kinh tế, nhu cầu mua sắm thời trang giảm sút ảnh hưởng lên nhiều thương hiệu nội...

‘Tảng băng chìm’ sau những phiên livestream bán hàng chục tỉ

0
(SGTT) - Gần đây lướt trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) không khó để bắt gặp những kênh bán hàng trên sóng...

Bán hàng trên Tiktok Shop có dễ thu tiền tỉ?

0
(SGTT) - Gần đây, nhiều người xôn xao trước thông tin một chủ kênh TikTok cho biết đã đạt doanh thu đạt trên 75...

Thị trường mỹ phẩm chuyển dịch với làn sóng tiêu dùng...

0
(SGTT) - Làn sóng tiêu dùng mỹ phẩm theo xu hướng mạng xã hội ở Việt Nam đang thúc đẩy sự xuất hiện loại...

2 tỉ đồng đã được chi để mua sô cô la...

0
(SGTT) – Năm nay, ngày lễ tình nhân (Valentine) rơi mùng 5 Tết âm lịch. Do đó, khách hàng có xu hướng đặt hàng...

Đo lường độ lớn của thị trường thương mại điện tử...

0
(SGTT) - Thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam đạt hơn 20,5 tỉ đô la Mỹ trong năm 2023 vừa qua, tăng trưởng...

Kết nối