Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024

Cuộc chiến thời bình của những người con biệt động Sài Gòn

Bạn đọc cùng làm báoCuộc chiến thời bình của những người con biệt động Sài Gòn
(SGTT) – Trận chiến nào cũng có đau thương và mất mát. Ngay như “trận chiến” với đại dịch Covid-19, đã có 2 tình nguyện viên và 11 hội viên câu lạc bộ đã thật sự ra đi vĩnh viễn trong trận chiến chống dịch nhưng không vì thế mà con em của các chiến sĩ biệt động xưa nản lòng. Họ vẫn ngày đêm tiếp tục chiến đấu với niềm tin chiến thắng trong cuộc chiến chống dịch này!
Điểm di tích lịch sử tại quán cà phê Đỗ Phủ ở 113A Đặng Dung, quận 1 thành điểm tập kết hàng cứu trợ trang thiết bị, vật tư y tế, nhu yếu phẩm hỗ trợ chống dịch.

Biến điểm di tích thành nơi tập kết cứu trợ

Các điểm di tích lịch sử của biệt động Sài Gòn như quán cà phê Đỗ Phủ, cơm tấm Đại Hàn, hầm vũ khí bí mật, bảo tàng thông minh Biệt động Sài Gòn, đến các kho lưu trữ các vật chứng lịch sử, cơ sở bảo trì, xưởng sửa chữa… đều trở thành kho dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men, bình oxy… để phục vụ công tác hỗ trợ chống dịch.

Nhân viên đang gắn giường để làm nơi nghỉ, điều trị ban đầu cho các ca F0 khi chưa thể tìm ra bệnh viện điều trị Covid-19 tại căn nhà vốn là điểm di tích lịch sử trong chiến dịch Mậu Thân của các chiến sĩ biệt động Sài Gòn.

Mới đây, anh Trần Vũ Bình, con trai của Anh hùng lực lượng vũ trang – chiến sĩ Biệt động Sài Gòn Trần Văn Lai, đã cho sửa chữa ngay một ngôi nhà – vốn là điểm di tích đang phục dựng lại – trên đường Hai Bà Trưng, gần Bệnh viện quận 1 để làm trạm trung chuyển các F0 trong khi chờ nhập viện.

Theo anh Bình chia sẻ, việc đưa căn nhà này làm “trạm trung chuyển” là để tránh các thương vong đáng tiếc có thể xảy ra. Căn nhà này được anh trang bị đầy đủ bình oxy và các tình nguyện viên có chuyên môn y khoa luôn sẵn sàng hỗ trợ các ca F0.

Cảm động hơn hơn nữa là chính các nhân chứng lịch sử, các hội viên câu lạc bộ truyền thống khối vũ trang Biệt động Sài Gòn và con em của các chiến sĩ biệt động xưa đã trở thành các tình nguyện viên chống dịch dũng cảm và tích cực.

Cô Vũ Minh Nghĩa, nhân chứng nữ duy nhất tham gia trận đánh Dinh Độc Lập tết Mậu Thân 1968 đã cùng bảo tàng Biệt động Sài Gòn – Gia Định đến gửi tặng Hội Liên hiệp phụ nữ quận Gò Vấp 155 hộp Dobenzic, 20.000 viên paracetamol và vitamin C để hỗ trợ công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.

Cô Nghĩa luôn là nguồn động viên, khích lệ con cháu biệt động Sài Gòn tiếp nối bản lĩnh vững bước trong những tháng ngày trực diện với cuộc chiến chống đại dịch Covid.

Cô luôn dặn dò “Những việc làm đầy ý nghĩa này cần được duy trì, lan tỏa và cần lưu giữ để làm tư liệu sau này. Tư liệu này quý lắm các con ơi!”. Và các bác cựu chiến binh lớn tuổi không ra tuyến đầu được thì ở nhà tham gia các công tác hậu cần.

Các cô đều là những người con của các chiến sĩ biệt động Sài Gòn.

Những người con nghĩa cảm

Ngay cả những người con được xem là “hậu duệ của các gia đình du kích xưa” của Củ Chi và Long An cũng tiếp nối truyền thống cha ông, không quản mưa nắng chuyển tải lương thực cho bà con trên địa bàn.

Ngoài việc tặng thuốc, máy thở cho các khu cách ly, phong tỏa, ngày đêm vận chuyển lương thực, thực phẩm, rau củ quả phục vụ các bếp ăn để hỗ trợ đồng bào khó khăn khắp các quận, huyện và cán bộ chiến sĩ tuyến đầu chống dịch, lực lượng tình nguyện viên Câu lạc bộ biệt động Sài Gòn nhiều khi còn tham gia chuyển cấp cứu cả các F0 đến bệng viện.

Trận chiến nào cũng có đau thương và mất mát. Ngay như “trận chiến” với đại dịch Covid-19, đã có 2 tình nguyện viên và 11 hội viên trong câu lạc bộ truyền thống khối vũ trang Biệt động Sài Gòn đã thật sự ra đi vĩnh viễn trong trận chiến chống dịch. Xin nghiêng mình trước những hi sinh cao quý của các anh!

Những đau thương và mất mát lớn lao ấy như thôi thúc cho người đồng đội, đồng nghiệp của những người con của các chiến sĩ biệt động xưa thêm nghị lực, biến điều đau thương ấy thành động lực và sự cố gắng. Họ vẫn ngày đêm tiếp tục chiến đấu với niềm tin chiến thắng trong cuộc chiến chống dịch này!

Các di tích lịch sử của Sài Gòn một thời khói lửa những tưởng chỉ là nơi tái hiện lại những câu chuyện thầm lặng của các chiến sĩ biệt động Sài Gòn năm nào không ngờ lại nhanh chóng góp mặt trong cuộc chiến chống lại Covid- 19.

 

Hơn bao giờ hết, di tích, bảo tàng của các chiến sĩ tình báo cách mạng ngày xưa không đóng băng theo ngành du lịch mà lại hoạt động mãnh liệt và đáp lời kêu gọi của các cô chú cựu binh, nhiều anh chị em công ty du lịch, nhà hàng, khách sạn, vận chuyển đã cùng tham gia, bắt đầu hành động thiết thực vì thành phố của chúng ta.

Phan Yến Ly

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Tiền Giang: Hạn mặn làm nông dân trồng rau lo mất trắng mùa vụ

0
(SGTT) - Hiện nay, tình hình sản xuất cây trồng ở nhiều khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Bến Tre... đang gặp nhiều khó khăn do xâm nhập mặn lan rộng và kéo dài. Tại huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang), hàng trăm...

Sinh viên Pháp đến Huế trải nghiệm múa rối nước

0
(SGTT) - Nhóm sinh viên 10 người đến từ Pháp đã có thời gian học trải nghiệm nghệ thuật múa rối nước truyền thống tại Hue Lotus Homestay, thành viên Sáng kiến Điểm đến An toàn. Hoạt động này giúp các sinh viên Pháp hiểu rõ hơn về văn...

Cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo sẵn sàng thông xe dịp lễ 30-4

0
(SGTT) - Cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo dài gần 79km, đi qua 3 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận đã sẵn sàng để thông xe vào dịp lễ 30-4 này. Khi đi vào hoạt động, cao tốc này sẽ kết nối liền mạch tuyến đường...