Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024

Chợ… đèn pin

Phạm Đình Quát

Ngày nào cũng vậy, cứ tầm 3-4 giờ sáng là con đường Quang Trung, đoạn đầu đường dẫn ra bờ sông Thạch Hãn, cạnh chợ thị xã Quảng Trị, lại nhộn nhịp cảnh mua bán. Điểm đặc biệt ở khu chợ này là chợ nhóm họp khi trời còn tối đen nên người bán hàng phải dùng đèn pin để cho khách mua xem hàng.

Chợ đèn pin hoạt động giống như “chợ đầu mối” nông sản, với nguồn hàng đổ về từ các làng quanh thị xã. Người mua không phải là các bà nội trợ, mà hầu hết là những người mua rồi bán lại ở các chợ nhỏ. Hàng được chở đến chợ bằng xe máy, xe đạp và cả quang gánh, tuyệt nhiên không có những xe tải chở hàng nông sản từ ngoài tỉnh vào.

cho5

Người ta dùng loại đèn pin gắn trước trán như công nhân hầm mỏ hoặc đèn pin cầm tay, một vài người dùng loại đèn pin sạc bình. Ánh sáng di động, chập chờn, lung linh một góc phố trong sự im lặng. Người mua, kẻ bán nói vừa đủ nghe, không có tiếng cãi cọ hay đùa cợt. Khi trời tảng sáng thì chợ giải tán, trả lại mặt bằng cho tuyến đường này.

Thị xã Quảng Trị nằm bên dòng sông Thạch Hãn là một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng với ngôi thành cổ (chiếm gần 1/4 diện tích thị xã) đổ nát sau 81 ngày đêm hứng chịu bom đạn trong mùa hè năm 1972 với hàng ngàn người thiệt mạng.

Những mặt hàng như dưa môn, cải chua và đặc biệt là bắp chuối được thái nhỏ theo yêu cầu của người mua. Gọi là “chợ đầu mối” nhưng tờ giấy bạc mệnh giá 500 đồng vẫn còn được dùng ở đây, còn tiền có mệnh giá lớn như tờ 500.000 đồng ít khi xuất hiện.
Những mặt hàng như dưa môn, cải chua và đặc biệt là bắp chuối được thái nhỏ theo yêu cầu của người mua. Gọi là “chợ đầu mối” nhưng tờ giấy bạc mệnh giá 500 đồng vẫn còn được dùng ở đây, còn tiền có mệnh giá lớn như tờ 500.000 đồng ít khi xuất hiện.

cho4

Người bán, người mua có vẻ là bạn hàng quen thuộc, và hình như không có chuyện nói thách giá khi mua bán nên chẳng phải nhiều lời. Mọi người nói vừa đủ nghe, không có tiếng cãi cọ hay đùa cợt.
Người bán, người mua có vẻ là bạn hàng quen thuộc, và hình như không có chuyện nói thách giá khi mua bán nên chẳng phải nhiều lời. Mọi người nói vừa đủ nghe, không có tiếng cãi cọ hay đùa cợt.
Ánh sáng di động, chập chờn, lung linh một góc phố yên ắng tạo nên hình ảnh ấn tượng đối với khách phương xa đến xem cảnh mua bán ở chợ.
Ánh sáng di động, chập chờn, lung linh một góc phố yên ắng tạo nên hình ảnh ấn tượng đối với khách phương xa đến xem cảnh mua bán ở chợ.

 

Một số người mua hàng ở nhiều nơi rồi mang ra chợ bán, một số người cắt rau, quả trong vườn nhà mình đem ra chợ bán. Đôi khi chỉ là vài buồng cau, nải chuối, vài bó xà lách hay rau lang. Chợ này không bán thịt, cá hay gia cầm. Vào những tháng cuối năm, rau lang non có vẻ bán đắt hàng. Rau lang đối với người Quảng Trị cũng như rau muống đối với người miền Bắc.
Một số người mua hàng ở nhiều nơi rồi mang ra chợ bán, một số người cắt rau, quả trong vườn nhà mình đem ra chợ bán. Đôi khi chỉ là vài buồng cau, nải chuối, vài bó xà lách hay rau lang. Chợ này không bán thịt, cá hay gia cầm. Vào những tháng cuối năm, rau lang non có vẻ bán đắt hàng. Rau lang đối với người Quảng Trị cũng như rau muống đối với người miền Bắc.

cho7

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Những ngôi chợ độc đáo ở TPHCM

0
(SGTT) - Chợ vốn dĩ là hình ản quen thuộc của biết bao người, ấy vậy mà ở tại TPHCM vẫn có những ngôi...

Tấm lòng của chợ

0
Ánh Tuyết Ngày còn bé, đường đến trường của tôi phải qua một cái chợ. Đó chỉ là vài chục cái lều lụp xụp lợp...

Ngẫm giữa chợ mai cuối năm

0
Xuân Huy Năm nào cũng vậy, cứ khoảng một tháng trước tết Âm lịch là tụi bạn quê lại gọi điện thoại hoặc nhắn tin...

Lên “mây”… họp chợ

0
Chí Thịnh Bên cạnh những ngôi chợ truyền thống tồn tại từ rất lâu, đến nay chợ đã có thêm nhiều hình thức hiện đại....

Dạo chợ trong lòng đất

0
Như Quỳnh Xu hướng phát triển đô thị đang đưa những ngôi chợ truyền thống vượt ra khỏi chức năng đơn thuần là mua bán...

Chợ trôi

0
Nguyễn Ngọc Tư Ghe nước đá sáng sớm nhắn vói hai bờ, bảo dân xóm Rạch khỏi chờ, Tám Lê sẽ không tới nữa. Chiếc...

Kết nối