Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Càng nặng ký càng có nguy cơ “nặng nề” với Covid-19

(SGTTO) – Không phải đến khi bị béo phì mới thuộc nhóm nguy cơ cao mắc Covid-19. Nghiên cứu mới đây cho thấy, cân nặng càng nhiều càng dễ mắc Covid-19.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho rằng:“Thậm chí những người nhiễm Covid-19 không bị béo phì cũng có khả năng rơi vào tình trạng bệnh lý nguy hiểm hơn nếu họ thừa cân”.

Béo phì và thừa cân được xác định như thế nào?

Thừa cân và béo phì được xác định bằng các chỉ số của cơ thể B.M.I (Body mass Index), cụ thể là tỷ lệ giữa cân nặng và chiều cao của một người. Những người có B.M.I từ 18,5 – 24,9 được xem là có cân nặng khỏe mạnh; những người có B.M.I nằm trong khoảng từ 25 – 29 được xem là thừa cân và những người có B.M.I. lớn hơn hoặc bằng 30 được xem béo phì.

Ví dụ, một người cao 1m75 và nặng từ 56,5 – 76kg là ở mức khỏe mạnh; nếu số cân nặng lớn hơn, người đó được xem là thừa cân và nếu cân nặng vượt quá 92kg người đó được chuẩn đoán là béo phì.

Thừa cân và béo phì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
Bệnh nhân nhiễm Covid-19 tăng mức độ nguy hiểm nếu thừa cân

Những người dân béo phì nhiễm Covid chủng mới có nguy cơ tử vong cao hơn so với người bình thường. Thậm chí, hiện các quan chức y tế cộng đồng cảnh báo rằng một bộ phận dân số lớn hơn nhiều cũng cần lưu ý: chỉ cần cân nặng vượt mức thông thường cũng có thể làm tăng tỷ lệ nguy hiểm khi nhiễm Covid-19.

Tiến sĩ Brook Belay, một nhân viên y tế tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ đề xuất: “Điều quan trọng là phải đảm bảo người dân nhận thức được nguy cơ tiềm ẩn này.” Ông cho rằng cần truyền tải thông điệp khuyến khích người dân thực hiện những thay đổi lành mạnh hằng ngày, thông qua lựa chọn thực phẩm sạch, tham gia các hoạt động thể chất và ngủ đủ giấc.

Bình luận về điều này, ông Barry M. Popkin, Giáo sư dinh dưỡng tại Đại học Bắc Carolina (Mỹ) cho rằng điều này làm tăng nguy cơ đáng kể đối với một bộ phận khá lớn dân số khi nhiều người hiện thuộc dạng thừa cân.

Khi đánh giá 75 nghiên cứu khác nhau và công bố kết quả vào tháng 8-2020, Tiến sĩ Popkin phát hiện ra rằng những người béo phì nhiễm Covid-19 có nguy cơ nhập viện và đưa vào khu vực chăm sóc sức khỏe đặc biệt cao gấp hai lần so với những người thừa cân hoặc có trọng lượng khỏe mạnh.

Tiến sĩ Popkin và các đồng nghiệp của ông đã không thể chỉ chính xác nguyên nhân tăng nguy cơ nguy hiểm của Covid-19 chỉ đơn giản là thừa cân, vì có rất ít nghiên cứu kiểm tra biến số đó.

Những lý giải

Các bác sĩ đã nhận thấy từ thời gian đầu đại dịch, người có cân nặng càng nhiều thì mức độ nguy hiểm khi mắc Covid-19 càng cao. Tuy nhiên, vì bệnh béo phì thường đi kèm với các bệnh lý khác nên các nhà nghiên cứu đã tốn một khoảng thời gian để tìm hiểu xem liệu mỡ thừa có phải là nguyên nhân hay không. Nhiều nghiên cứu hiện nay chỉ ra rằng điều này là hoàn toàn có khả năng, ít nhất là ở một số bệnh nhân.

Mô mỡ là loại chất béo do cơ thể tích tụ dần. Nó có cơ chế tự hoạt động sinh học, gây ra những thay đổi và những bất thường trong trao đổi chất. Những mô mỡ thúc đẩy trạng thái viêm mãn tính cấp thấp trong cơ thể, thậm chí cả khi không bị nhiễm trùng.

Ngoài ra, tình trạng béo bụng, thường xảy ra ở nam giới, có thể gây chèn ép cơ hoành, phổi và khoang ngực, hạn chế hô hấp và khiến việc điều trị bệnh viêm phổi và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác trở nên khó khăn hơn.

Cảnh báo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ dựa trên một số nghiên cứu đã phân biệt thành công giữa thừa cân và béo phì, bao gồm một bài báo về các yếu tố tăng mức độ nghiêm trọng ở các bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Anh và một báo cáo được xuất bản vào tháng 7-2020 trên Tạp chí Quốc tế về béo phì, phân tích kết quả của hơn 500 bệnh nhân nhập viện vào tháng 3 và tháng 4-2020 tại Đại học Khoa học Sức khỏe Downstate (Brooklyn, Mỹ).

Trong số những bệnh nhân đó, có 43% béo phì, 30% thừa cân và 27% cân nặng bình thường. Sau khi bỏ ra các biến tuổi tác, bệnh tiểu đường và các yếu tố khác, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những ai thừa cân hoặc béo phì có nhu cầu hô hấp bằng máy và nguy cơ tử vong cao hơn.

Đáng ngạc nhiên là nguy cơ tử vong ở người thừa cân thậm chí còn cao hơn ở người béo phì. Bệnh nhân thừa cân có nguy cơ tử vong cao hơn 40% so với bệnh nhân cân nặng khỏe mạnh, trong khi đó, bệnh nhân béo phì có nguy cơ tử vong chỉ cao hơn 30% so với bệnh nhân cân nặng khỏe mạnh.

Sự ảnh hưởng của lối sống lên bệnh nhân nhiễm Covid-19 ở hai giới

Béo phì làm tăng nguy cơ tử vong ở nam giới, nhưng lại không làm tăng nguy cơ tử vong ở phụ nữ. (Các nghiên cứu khác cũng đã cho thấy sự khác biệt này).

Một nghiên cứu của Anh đã kiểm tra các nhân tố ảnh hưởng từ lối sống ở 387.109 nam giới và phụ nữ, 760 người trong đó là bệnh nhân nhiễm Covid-19. Kết quả cho thấy những người bị nhiễm Covid-19 thừa cân có nguy cơ nhập viện cao hơn khoảng 30% so với những người có cân nặng khỏe mạnh; những người béo phì bị nhiễm Covid-19 có nguy cơ cao hơn khoảng gấp đôi so với những người có cân nặng khỏe mạnh.

Thừa cân cũng nguy hiểm khi mắc Covid-19 không kém béo phì. Ảnh: Unsplash

Một nghiên cứu khác được công bố vào tháng 7-2020 trên tạp chí Brain, Behavior and Immunity, cũng đưa các yếu tố như hút thuốc, uống rượu và cường độ tham gia hoạt động thể chất vào đánh giá và kết luận rằng tập thể dục làm giảm tỷ lệ nhập viện của các bệnh nhân nhiễm Covid-19. Mark Hamer, Giáo sư y học thể dục và thể thao tại Đại học London đồng thời là tác giả của bài báo cáo trên, cho biết trong một email: “Các hoạt động thể chất trong lúc cách ly xã hội có thể là một giải pháp tốt, điều này bảo vệ hệ miễn dịch và cũng giúp giảm cân.”

Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng hoạt động thể chất có thể làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính liên quan đến thừa cân như bệnh tiểu đường và huyết áp cao song Tiến sĩ Popkin cũng cảnh báo rằng nó không đảm bảo loại bỏ hoàn toàn nguy cơ suy giảm chức năng miễn dịch và tăng viêm nhiễm. Ông cho rằng: “Thừa cân có điểm không giống so với các bệnh khác khi liên quan đến chứng viêm nhiễm. Các mô mỡ bị viêm trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng nhiều dần lên chức năng miễn dịch theo thời gian.”

Ảnh hưởng của một số bệnh lý nền khác

Một số bệnh lý nền có khả năng làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của Covid-19 bao gồm bệnh hen suyễn, bệnh xơ vữa mạch máu não và bệnh xơ nang. Các bệnh lý nền khác chắc chắn làm tăng nguy cơ mắc Covid-19 bao gồm: ung thư, bệnh thận mãn tính, bệnh tim và bệnh hồng cầu hình liềm, trong số những bệnh khác.

Hãy tham gia nhóm Sài Gòn Fit để đọc thêm những nội dung thú vị, hữu ích khác từ các chuyên gia, huấn luyện viên, bác sĩ… Đồng thời, giao lưu, chia sẻ giữa các thành viên và các hoạt động chung của nhóm. Tham gia nhóm, độc giả có cơ hội trở thành cộng tác viên của Sài Gòn Tiếp Thị và hưởng các ưu đãi thành viên đến từ các đối tác của Sài Gòn Tiếp Thị cũng như giữa các thành viên với nhau.

Trang Nguyễn

Theo The New York Times

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Gần 1/5 số trẻ trong độ tuổi đi học bị béo...

0
Chỉ trong vòng 10 năm, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em trong độ tuổi học đường từ 5-19 tuổi tăng từ...

Bản tin 360 độ sống khỏe: Tìm hiểu phương pháp giảm...

0
(SGTT) - Theo các bác sĩ, đối tượng có thể thực hiện phương pháp thu nhỏ dạ dày là người từ 18-60 tuổi. Sau...

Béo phì, khớp gối và Covid-19

0
Thừa cân - béo phì không chỉ khiến cơ thể người nặng nề, mất đi dáng vẻ thời thanh xuân mà còn gây ra...

Báo động tình trạng trẻ béo phì tăng gấp đôi chỉ...

0
(SGTT) – Tỷ lệ trẻ em thừa cân béo phì sau 10 năm đã tăng gấp 2 lần. Trong đó, trẻ em ở thành...

Béo phì làm tăng nguy cơ tử vong do Covid

0
(SGTT) - Theo CNN, một kênh tin tức hàng đầu tại Mỹ, nguy cơ tử vong do Covid-19 cao hơn khoảng 10 lần ở...

Gặp người góp phần đưa yoga đến TPHCM

0
(SGTT) - Bộ môn yoga được du nhập vào TPHCM từ năm 1991. Ngạc nhiên thay, người truyền bá yoga thời điểm đó không...

Kết nối