Thứ Ba, Tháng Năm 14, 2024

Các hàng bán thực phẩm ăn nên làm ra trong mùa dịch

(SGTT) – Trong khi các quán ăn, nhà hàng đang lao đao mùa dịch, thì những gian hàng rau, thịt hay các mặt hàng khô như mì gói, trứng… lại nhờ mùa dịch mà ăn nên làm ra, có người phải tăng gấp đôi lượng hàng nhập về mới đáp ứng đủ nhu cầu của khách.

Nguyên nhân bắt nguồn khi các quán ăn, nhà hàng chỉ được phép bán mang đi, hạn chế tụ tập theo quy định của UBND TPHCM, nên nhiều người dân, đặc biệt là nhân viên văn phòng chọn cách tự mang cơm theo. Ngoài ra, còn một nguyên nhân khác nữa, chính là vì tâm lý lo lắng khi dịch bệnh ngày càng phức tạp, nguồn lương thực cung cấp không đủ nên mua sẵn lương thực về dự trữ của nhiều người dân.

Chị Thanh Phương, một nhân viên văn phòng cho hay “Từ khi các quán ăn không còn được buôn bán tại chỗ, tôi cũng không còn ra ngoài mua đồ ăn nữa, mà thay vào đó sẽ tự nấu ăn mang theo. Tôi cảm thấy tự nấu mang theo cũng tốt, vừa hợp khẩu vị của mình, vừa an toàn, tránh tụ tập. Cơ quan tôi có nhiều anh chị bắt đầu nấu ăn mang theo giống tôi, ngoài việc phải dậy sớm một xíu để nấu ăn thì chúng tôi cảm thấy việc nấu ăn mang theo không có gì bất tiện”.

Khác hẳn với sự vắng lặng của các nhà hàng, quán ăn, quầy bán rau của chị Phương (chợ Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình) đang ngày một đông hơn. “Dịch này chỉ sợ là tập trung đông thôi chứ bán thì khỏe lắm, bình thường chỉ lấy có cỡ khoảng 700-800kg rau, củ thôi, mà từ khi có chỉ thị, người ta đi chợ nhiều hơn. Bây giờ mỗi ngày phải lấy tới gần 1,5 tấn mới đủ”, chị Phương chia sẻ.

Bán từ gần 5:00 đến 9:00 chị Phương mới rảnh để đi sắp xếp lại hàng hóa. Ảnh: NVCC

Hàng thịt của gia đình anh Tùng (chợ Phạm Thế Hiển, quận 8) cũng “khá khẩm” trong mùa dịch lần này. Anh cho biết, chỉ có đợt dịch đầu và đợt dịch thứ 4 này, anh mới bán được nhiều thịt. Tuy nhiên khâu vận chuyển có hơi hạn chế vì dịch bệnh.

“Ngày đầu khi mới ra chỉ thị, tôi bán hết sạch, ngày hôm đó gia đình tôi còn phải ra ngoài mua thịt về ăn. Mấy nay thì cũng khá, bình thường bán được 70-80kg thì bây giờ được 110kg, có khi 150kg. Đa số khách hàng đều chọn phần thịt, xương thì chỉ lai rai thôi”, anh Tùng chia sẻ.

Giá thịt heo hiện tại đang rơi vào khoảng 120.000 đồng/kg, tuy giá khá cao nhưng vì là nguyên liệu thiết yếu, nên thịt heo luôn là mặt hàng được mọi gia đình ưu tiên lựa chọn. Ảnh: Phùng My

Không những nhập thêm số lượng hàng để bán, mà sạp bán rau của chị Hà (chợ nhỏ trong hẻm đường Trần Xuân Soạn, quận 7) còn bán thêm buổi chiều. “Cả tuần nay, có rất nhiều khách hàng lạ mặt đến mua rau, tôi đoán là do họ bắt đầu mang cơm theo, hoặc nghỉ dịch ở nhà nên có thời gian nấu cơm cho gia đình. Lúc trước tôi chỉ bán buổi sáng thôi, dạo gần đây, nhiều khách dặn tôi bán thêm buổi chiều nữa, cũng được mấy ngày rồi, tôi thấy bán buổi chiều cũng ổn, mỗi tội hay mưa gió”.

Khách hàng của chị Hà ngày càng đa dạng. Ảnh: Phùng My

Mặc dù đã là đợt dịch lần thứ 4, nhưng rất nhiều người dân vẫn mang tâm lý lo thiếu lương thực, nên họ đổ xô nhau đi mua thức ăn dự trữ, đặc biệt là các đồ khô, bảo quản được lâu như mì, trứng, cá khô…

Chủ của một tiệm tạp hóa trên đường Phạm Thế Hiển (quận 8) cho biết “Chạy nhất là mì gói, mỗi người cứ mua mấy thùng một lần, tôi còn hỏi vui là họ mua về bán hả? Nhiều người còn dặn đặt trước cả mấy đơn hàng mì, sữa, đồ ăn đóng hộp. Sắp tới đây tôi chuẩn bị nhập thêm cả mấy chục thùng mì gói do khách đặt trước”.

Đã gần 21:00 nhưng tiệm tạp hóa Thanh Hà vẫn đông khách. Ảnh: Phùng My

Phùng My

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Sức mua yếu ‘kích hoạt’ cuộc đua giá xuống đáy của...

0
(SGTT) - Trong bối cảnh người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu thì cuộc đua bán hàng hóa giá cạnh tranh, giá thấp, tại...

Các ngôi chợ lâu đời ở TPHCM: Chợ Tân Định –...

0
(SGTT) - Ban đầu được biết đến với tên gọi Marché de Phu-Hoa, Chợ Tân Định là một trong những khu chợ lâu đời...

Các ngôi chợ lâu đời ở TPHCM: Chợ Bình Tây và...

0
(SGTT) - Chợ từ xưa đã là một khái niệm rất thân thuộc với người Việt, gắn liền với văn hoá, tập tục và...

Chợ truyền thống trước bài toán đổi mới để tồn tại

0
Mô hình kinh doanh của chợ truyền thống đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các chuỗi bán lẻ, siêu thị...

Đượm hồn quê tại khu chợ ‘chồm hổm’ chỉ bán của...

0
(SGTT) - Giữa lòng thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, có một khu chợ thắm đượm hồn quê sông nước miền Tây, người...

Sau ca đậu mùa khỉ đầu tiên, HCDC cảnh báo nguy...

0
Theo đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), sau khi phát hiện ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên tại TPHCM,...

Kết nối