Thứ Ba, Tháng Mười 8, 2024

Bộ Y tế đề nghị đưa kit xét nghiệm Covid-19 vào hàng bình ổn giá

Bộ Y tế đang tổng hợp ý kiến, đề nghị đưa kit xét nghiệm Covid-19 vào mặt hàng bình ổn giá và tăng nguồn cung bằng những cách như làm việc với nhà sản xuất có uy tín trên thế giới để mua số lượng lớn và giá thấp nhất có thể.

Thông tin trên được cơ quan quản lý y tế đưa ra sau khi có thông tin phản ảnh về việc giá xét nghiệm, kit xét nghiệm Covid-19 tại Việt Nam cao hơn so với thế giới.

Về giá xét nghiệm, theo Bộ Y tế, giá xét nghiệm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giá kit, vật tư xét nghiệm, chi phí thực hiện… Trong đó, giá kit thay đổi tùy theo xuất xứ, chất lượng, số lượng, thời điểm mua. Khi mua kit xét nghiệm vào thời điểm dịch diễn biến phức tạp, thị trường khan hiếm thì giá thường cao, mua số lượng nhiều thì giá thấp hơn mua ít.

Theo baochinhphu.vn, Bộ Y tế đã thực hiện nhiều giải pháp để điều chỉnh giảm giá xét nghiệm phù hợp với tình hình thực tế. Vào năm ngoái, khi giá kit xét nghiệm cao (khoảng 200.000 đồng/test, test Real-time RT-PCR gần 1 triệu đồng/test) do nguồn cung và chủng loại các loại kit xét nghiệm Covid-19 rất hạn chế, cơ quan này đã báo cáo Chính phủ đưa ra hướng dẫn về giá xét nghiệm test nhanh là 238.000 đồng/mẫu, test Real-time RT-PCR là 734.000 đồng/mẫu.

Từ ngày 1-7-2021, với kit xét nghiệm nhanh, Bộ Y tế đã yêu cầu thực hiện thanh toán theo kết quả đấu thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Đấu thầu vì đã có nhiều công ty nhập khẩu và trong nước cũng đã sản xuất được.

Hiện cơ quan này đã hoàn thiện các loại định mức xét nghiệm và đã dự thảo thông tư về mức giá xét nghiệm xin ý kiến các bộ, đơn vị để ban hành. Bộ đang tổng hợp ý kiến, đề nghị đưa kit xét nghiệm Covid-19 vào mặt hàng bình ổn giá do chưa được quy định trong luật.

Xét nghiệm nhanh tìm SARS-CoV-2 tại TPHCM. Ảnh: Minh Duy

Bộ Y tế cũng tìm cách tăng nguồn cung bằng việc đàm phán với các nhà sản xuất test kit có uy tín trên thế giới để mua với số lượng lớn và giá thấp nhất có thể, vận động các doanh nghiệp lớn trong nước chuyển giao công nghệ sản xuất kit từ các nhà sản xuất ở châu Âu, Mỹ để sản xuất tại Việt Nam.

Thêm vào đó là đấu thầu tập trung thông qua Bệnh viện Nhi Trung ương để mua số lượng lớn với giá thấp nhất và vận động các doanh nghiệp lớn trong nước mua kit rồi bán lại cho các địa phương, đơn vị trong nước với giá phi lợi nhuận…

Hiện nay, Bộ Y tế mới chỉ tiếp nhận vật tư, sinh phẩm y tế, kit xét nghiệm nhanh, test Real-time RT- PCR qua các nguồn tài trợ, viện trợ hợp pháp. Các địa phương, đơn vị có nhu cầu là nơi đấu thầu mua sắm. Bộ yêu cầu các đơn vị sản xuất, phân phối, nhập khẩu và kinh doanh kit xét nghiệm công khai và cập nhật giá để khách hàng dễ dàng tra cứu.

Tính đến nay, cơ quan quản lý y tế đã cấp phép cho 97 kit xét nghiệm SARS-CoV-2. Trong đó, có 35 kit xét nghiệm Real-time RT-PCR, 39 kit xét nghiệm kháng nguyên và 23 kit xét nghiệm kháng thể.

Minh Duy

Theo KTSG Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Lượng hàng tồn trên thế giới tăng gần 30% so với...

0
(SGTT) - Lượng hàng tồn trên toàn cầu đạt 2.200 tỉ đô la vào tháng 3-2023, mức cao nhất trong 10 năm. Đến tháng...

Chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

0
Trong phiên họp thứ 20 diễn ra chiều 3-6, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thống nhất chuyển bệnh Covid-19 từ...

Các loại vaccine phòng Covid-19 “made in Vietnam” giờ ra sao?

0
(SGTT) - Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020, các công ty trong nước tham gia quá trình nghiên cứu và phát...

Đà Nẵng: Chợ Hàn hút du khách trở lại sau hai...

0
Chợ Hàn – ngôi chợ truyền thống tại Đà Nẵng được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến – bắt đầu thu...

Khi nào đại dịch Covid-19 sẽ kết thúc?

0
Hôm 5-5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với đại...

Đại dịch Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y...

0
Tối ngày 5-5 (giờ Việt Nam), Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus chính thức tuyên bố đại...

Kết nối