Thứ Năm, Tháng Năm 2, 2024

Bình Thuận muốn phát triển du lịch cộng đồng dựa vào sinh thái hồ-rừng

(SGTT) – Chính quyền tỉnh Bình Thuận cũng như nhiều chuyên gia, doanh nghiệp đều mong muốn phát triển du lịch cộng đồng nông nghiệp ở huyện Hàm Thuận Bắc, với trọng tâm là hồ thủy điện Hàm Thuận cùng với hệ sinh thái rừng đa dạng về sinh học và cảnh quan thác ghềnh.

Trải nghiệm cắm trại, chèo sup tại hồ thủy điện Hàm Thuận

 

Hồ Hàm Thuận nhìn từ trụ sở UBND xã Đa Mi. Ảnh: HV

Đây là trọng tâm của các ý kiến chia sẻ của các doanh nghiệp tại chuyến Famtrip và tọa đàm “Du lịch cộng đồng nông nghiệp” diễn ra sáng ngày 29-12-2023 tại trụ sở UBND xã Đa Mi, ngay bên bờ hồ thủy điện Hàm Thuận. Trước đó, hơn 100 doanh nghiệp và chuyên gia du lịch cùng sự tham gia của nhiều điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng ở Mai Châu (Hòa Bình), Sin Suối Hồ (Lai Châu), Thái Nguyên, Tây Ninh, Vĩnh Long, Cà Mau… đã có chuyến khảo sát lòng hồ Hàm Thuận, các thác nổi tiếng trong vùng như thác Chín Tầng, thác Sương Mù và nhiều nơi khác trong vùng.

Đại diện các điểm du lịch cộng đồng ở phía Bắc trao đổi, giao lưu tại tọa đàm.

Nhiều doanh nghiệp và chuyên gia chia sẻ, Bình Thuận nổi tiếng nhiều năm qua với du lịch biển nhưng ít ai biết, chỉ cách bờ biển thành phố Phan Thiết  hơn 1 giờ 30 phút đi xe là đến xã Đa Mi, phía Tây Bắc của Hàm Thuận Bắc, nơi có cảnh quan rừng phong phú, cùng với lòng hồ Hàm Thuận rộng 2.500 ha. Hồ Hàm Thuận trên địa bàn xã Đa Mi, sát quốc lộ 55 nối Phan Thiết đi cao nguyên Di Linh. Tuy thuộc duyên hải Nam Trung bộ nhưng toàn bộ xã Đa Mi lại có hệ sinh thái chuyển tiếp của vùng cao nguyên Di Linh xuống đồng bằng, nên khí hậu dễ chịu, cũng là sự lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn khám phá du lịch trên mặt nước hồ với các điểm đến quanh hồ.

Điển hình trong đó là chùa Thiên Mai nằm ẩn mình giữa rừng cây lá xanh tươi, đứng ở chùa nhìn ra hồ Hàm Thuận, du khách sẽ thấy được toàn cảnh mặt hồ giống hệt như một bức tranh thủy mặc đẹp như cổ tích; giáo xứ La Dày cạnh hồ, hàng chục ngọn đồi núi quanh hồ cùng nhiều đảo lớn nhỏ trên mặt nước hồ; những cánh rừng phòng hộ với nhiều thác ghềnh đều hướng đến điểm trung tâm của vùng này là hồ Hàm Thuận.

Ông Bùi Thế Nhân, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bình Thuận cho rằng tỉnh đang muốn đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng nông nghiệp ở Hàm Thuận Bắc với nhiều chính sách đã ban hành, để dần hình thành các tour tuyến “lên rừng xuống biển” cho du lịch Bình Thuận.

Nhiều doanh nghiệp trong chuyến khảo sát và tại tọa đàm đã tiếc rẻ khi tiềm năng du lịch ở xã Đa Mi của huyện Hàm Thuận Bắc, mà “viên ngọc quý” chính là hồ Hàm Thuận cùng với những cảnh quan xung quanh chưa khai thác nhiều, đếm trên đầu ngón tay các điểm du lịch cộng đồng nông nghiệp; chưa hình thành các tour tuyến kết nối du lịch biển Phan Thiết và rừng Hàm Thuận Bắc.

Ông Mai Văn Minh, Giám đốc Công ty cổ phần du lịch Đa Mi đang khởi sự kinh doanh du lịch cộng đồng tại đây, cho biết cách khai thác du lịch của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở đây là vừa làm, vừa học hỏi và vừa mong chính quyền, ngành du lịch tháo gỡ các khó khăn về đất đai, pháp lý, quy hoạch.

Các nhà quản lý, chuyên gia và doanh nghiệp đều cho rằng, dù có nhiều tiềm năng và đã bắt đầu khai thác ở mức độ sơ khởi nhưng du lịch cộng đồng nông nghiệp ở xã Đa Mi rộng 145 km² mà phần lớn là rừng, đất trồng cây ăn trái, mặt nước lòng hồ, còn rất nhiều việc phải làm, nhất là những vấn đề về quy hoạch du lịch, vấn đề về pháp lý đất đai, mối quan hệ trong phát triển du lịch của chủ hồ và địa phương, các cơ sở…

Tại buổi tọa đàm, ông Võ Hồng Văn, Ủy viên Ban biên tập Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã trao biểu trưng của chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn do tạp chí tổ chức và vận hành cho ông Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc Công ty du lịch Lửa Việt ở TPHCM, thành viên của chương trình. Ông Mỹ là người kết nối các doanh nghiệp và cùng chính quyền tỉnh, huyện tổ chức tọa đàm lần này.

Ông Dato Sahariman Bin Hamdan (đội mũ trắng), Chủ tịch Hiệp hội Homestay Malaysia cầm trên tay biểu trưng Sáng kiến Điểm đến An toàn và cho biết ý tưởng thành lập chương trình này vì mục tiêu phát triển du lịch xanh khá độc đáo mà ông hy vọng hiệp hội của ông có thể sẽ thực hiện một chương trình tương tự ở Malaysia trong thời gian tới.

Hồng Ngọc

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Sinh viên Pháp đến Huế trải nghiệm múa rối nước

0
(SGTT) - Nhóm sinh viên 10 người đến từ Pháp đã có thời gian học trải nghiệm nghệ thuật múa rối nước truyền thống...

Mẹ rùa Malaysia vượt biển đến Côn Đảo đẻ trứng

0
(SGTT) - Ngày 22-4, một rùa mẹ đeo thẻ quốc gia Malaysia đã bơi vào bãi Cát Lớn tại hòn Bảy Cạnh, thuộc Vườn...

Về Bình Thuận, viếng thăm ngôi chùa trên núi Tà Cú

0
(SGTT) - Nằm trên núi Tà Cú, chùa Linh Sơn Trường Thọ thu hút du khách bởi không gian thanh tịnh, khung cảnh thiên...

Kể chuyện làm du lịch cộng đồng ở ngoại ô TPHCM

0
(SGTT) - “Hồi trước chưa biết làm du lịch là gì, mình toàn lo chuyện nội trợ hoặc làm lụng ruộng vườn, với ở...

Ra ngoại thành, ngồi chiếu cói mạn đàm du lịch cộng...

0
(SGTT) - Ngày 15-4, chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn thuộc Tạp chí Kinh Tế Sài Gòn cùng Công ty TNHH Thuyền...

Sáng kiến Điểm đến An toàn: Đồng hành cùng doanh nghiệp...

0
(SGTT) - Ngày 5-4, tại TP Châu Đốc, An Giang, chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn của Tạp chí Kinh tế Sài...

Kết nối