Chủ Nhật, Tháng Mười 6, 2024

Ba kịch bản cho đề án đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

(SGTT) - Bộ Giao thông vận tải đề xuất 3 kịch bản về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, đường sắt tốc độ cao sẽ góp phần giảm áp lực đô thị hóa với việc phát triển đô thị vệ tinh, phát triển du lịch, giảm chi phí logistics…
Chính phủ đề nghị ngành giao thông đánh giá kỹ tác động tổng thể của đường sắt tốc độ cao với nền kinh tế trong từng phương án về tốc độ, tận dụng tuyến đường sắt hiện hữu. Ảnh: TL

Liên quan đến đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có buổi làm việc với Bộ Giao thông Vận tải và một số bộ ngành vào ngày 1-12, theo TTXVN.

Báo cáo tại cuộc họp, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải đề xuất 3 kịch bản về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Các phương án này là xây dựng tuyến đường sắt đôi khổ 1.435mm, tốc độ 350km/giờ, khai thác riêng tàu khách và nâng cấp tuyến đường sắt Bắc – Nam hiện hữu để vận tải hàng hóa; xây dựng tuyến đường sắt đôi khổ 1.435mm, tốc độ 250km/giờ, kết hợp cả tàu hàng và tàu khách; xây tuyến đường sắt đôi khổ 1.435mm, tốc độ 350km/giờ khai thác tàu khách và có thể vận tải hàng hóa khi xuất hiện nhu cầu; đồng thời nâng cấp tuyến đường sắt Bắc – Nam hiện hữu để vận tải hàng hóa.

Đại diện Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, nếu giải phóng việc vận tải tuyến đường sắt hiện hữu Bắc – Nam khỏi chức năng chở khách, tập trung vận tải hàng hóa, hoàn thành kết nối với các cảng biển thì nút giao thông đường bộ sẽ đáp ứng được yêu cầu vận tải khối lượng hàng hóa rất lớn. Bên cạnh đó, đường sắt tốc độ cao sẽ góp phần giảm áp lực đô thị hóa với việc phát triển đô thị vệ tinh, phát triển du lịch, giảm chi phí logistics…

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng đề nghị phân tích, đánh giá kỹ tác động tổng thể của đường sắt tốc độ cao với nền kinh tế trong từng phương án về tốc độ, kết hợp vận tải hành khách và hàng hóa, tận dụng tuyến đường sắt hiện hữu… Theo đó, Bộ Giao thông vận tải cần hợp tác với các viện nghiên cứu, chuyên gia hàng đầu thế giới để đánh giá tác động của dự án đường sắt tốc độ cao đối với ổn định vĩ mô, hiệu quả kinh tế – xã hội tổng thể, phương án tài chính, sử dụng nguồn lực do dự án mang lại.

Trúc Đào

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Đường sắt áp dụng chính sách mới cho vé tàu dịp...

0
(SGTT) – Trong dịp Tết Nguyên đán 2025, ngành đường sắt áp dụng một số chính sách mới cùng nhiều ưu đãi, giảm giá...

Đề xuất đầu tư 19.000 tỉ đồng di dời ga Đà...

0
(SGTT) – Cục Đường sắt vừa trình Bộ Giao thông đề xuất dự án cải tạo tuyến đường sắt qua đèo Hải Vân, bao...

Đề xuất bố trí 1.800 tỉ đồng làm đường ngang, hầm...

0
(SGTT) - Cục Đường sắt Việt Nam kiến nghị bố trí 1.800 tỉ đồng trong giai đoạn 2026-2031 để xây dựng khoảng 300 đường...

Bắt đầu mở bán vé tàu dịp lễ Quốc khánh 2-9

0
(SGTT) - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã mở bán vé tàu nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành...

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Đường...

0
(SGTT) - Đến năm 2025 vẫn duy trì mô hình Công ty mẹ – Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là Công ty...

Thông hầm đường sắt Chí Thạnh từ trưa 31-5

0
(SGTT) -  Sau 10 ngày bị gián đoạn do xảy ra sạt lở tại hầm đường sắt Chí Thạnh, từ trưa 31-5, ngành đường...

Kết nối