Thứ Ba, Tháng Tư 30, 2024

Quảng Bình: Bàn cách phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng giữa thung lũng hoang sơ

(SGTT) – Chiều ngày 2-4-2023, tại bản Còi Đá, xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đã diễn ra buổi tọa đàm “Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Quảng Bình” do Sài Gòn Tiếp Thị phối hợp cùng Sở Du lịch Quảng Bình và công ty Netin Travel tổ chức.
Toàn cảnh buổi tọa đàm “Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Quảng Bình” diễn ra tại khung cảnh hoang sơ của bàn Còi Đá. Trong ảnh, ông Trần Xuân Cương, Giám đốc công ty Netin Travel chia sẻ nhiều giải phát phát triển du lịch sinh thái dựa trên văn hóa bản địa, nâng cao nhận thức và từ đó cải thiện thu nhập cho người dân địa phương. Ảnh: Nguyên Phong

Buổi tọa đàm có sự tham gia của các diễn giả: Ông Đặng Đông Hà, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình; Ông Bạch Thanh Hải, Giám đốc Ban Quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu – Khe Nước Trong; Ông Trần Xuân Cương, Giám đốc công ty Netin Travel và nhiếp ảnh gia Steven Triết.

Ông Đặng Đông Hà, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình chia sẻ về thực trạng và hướng phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Quảng Bình. Ảnh: Nguyên Phong

Ngoài ra, buổi tọa đàm còn có sự tham gia ông Nguyễn Văn Kỳ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Bình; ông Hồ Văn Thắm, già làng bản Còi Đá cùng đồng bào người Bru – Vân Kiều sinh sống tại bản Còi Đá.

Ông Nguyễn Văn Kỳ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Bình, chia sẻ tại buổi tọa đàm. Ảnh: Nguyên Phong

Chia sẻ trong buổi tọa đàm, ông  Đặng Đông Hà, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình, cho biết thời gian gần đây, nhiều sản phẩm du lịch sinh thái  dựa vào cộng đồng,  văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã bước đầu tạo được sức hút với khách du lịch trong nước và quốc tế.

Ông Bạch Thanh Hải – Giám đốc Ban Quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu – Khe Nước Trong, chia sẻ về hoạt động khai thác du lịch gắn với bảo tồn thiên nhiên, văn hóa bản địa tại tọa đàm. Ảnh: Nguyên Phong

Đây là những mô hình du lịch dựa vào tự nhiên, dựa vào bản sắc văn hóa cộng đồng của người dân địa phương và từ đó, mang lại sinh kế, cải thiện thu nhập của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong buổi tọa đàm, các diễn giả đã cùng thảo luận, chia sẻ những góc nhìn khác nhau về mô hình du lịch cộng đồng tại huyện Lệ Thủy nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung. Ảnh: Nguyên Phong

Trong buổi tọa đàm, các diễn giả cũng đã thảo luận, chia sẻ những góc nhìn khác nhau về mô hình du lịch cộng đồng tại huyện Lệ Thủy nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung; từ đó, đề xuất hướng phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn thiên nhiên, văn hóa bản địa và nâng cao sinh kế người dân.

Còi Đá là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp như khe Nước Lạnh, hang Văn Công, hang Chà Lòi,… cùng những nét văn hóa bản địa đặc sắc. Ảnh: Nguyên Phong

Bản Còi Đá, xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình nằm giữa thung lũng rộng lớn, được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi với nhiều hang động lớn nhỏ và những dòng suối trong xanh. Với nhiều thắng cảnh cùng nét văn hóa bản địa đặc sắc, bản Còi Đá có nhiều ưu thế để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng. Bản hiện có 66 hộ dân với gần 300 nhân khẩu, 100% dân số là đồng bào Bru – Vân Kiều.

Già làng Hồ Văn Thắm dự buổi tọa đàm. Ảnh: Nguyên Phong

Việc phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng đã góp phần làm đa dạng, bổ sung dịch vụ cho các sản phẩm du lịch của tỉnh Quảng Bình. Đặc biệt, các diễn giả cũng cho rằng, việc phát triển du lịch cộng đồng đã góp phần nâng cao nhận thức, chuyển đổi sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân ở các vùng còn khó khăn của tỉnh.

Ban tổ ban tổ chức chương trình “Top 7 Ấn tượng Việt Nam” cũng trao giấy chứng nhận cho đại diện các điểm đến tại Quảng Bình lọt vào “Top 7 Ấn tượng Việt Nam 2022”. Ảnh: Nguyên Phong

Theo đó, trong khuôn khổ buổi tọa đàm, ban tổ chức chương trình “Top 7 Ấn tượng Việt Nam” cũng đã tiến hành trao giấy chứng nhận cho đại diện các điểm đến tại Quảng Bình được nhiều độc giả bình chọn năm 2022, bao gồm: Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu – Khe Nước Trong (huyện Lệ Thuỷ); Bản Rum Ho (huyện Lệ Thuỷ) cùng ở hạng mục “Top 7 điểm du lịch sinh thái”; Hang Va (huyện Bố Trạch) với hạng mục “Top 7 điểm du lịch có cảnh đẹp ấn tượng”.

Ban tổ chức tặng tranh kỷ niệm cho ông Hồ Văn Thắm, già làng bản Còi Đá. Ảnh: Nguyên Phong

Nội dung chi tiết của buổi tọa đàm với các góc nhìn từ diễn giả nhằm thúc đẩy du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Quảng Bình sẽ được cập nhật đến độc giả trong thời gian tới. Ngoài ra, toàn cảnh tọa đàm sẽ phát sóng lại trên fanpage, youtube Sài Gòn Tiếp Thị và fanpage Tạp chí Kinh tế Sài Gòn vào ngày 6-4-2023. 

Nguyên Phong

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Kể chuyện làm du lịch cộng đồng ở ngoại ô TPHCM

0
(SGTT) - “Hồi trước chưa biết làm du lịch là gì, mình toàn lo chuyện nội trợ hoặc làm lụng ruộng vườn, với ở...

Ra ngoại thành, ngồi chiếu cói mạn đàm du lịch cộng...

0
(SGTT) - Ngày 15-4, chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn thuộc Tạp chí Kinh Tế Sài Gòn cùng Công ty TNHH Thuyền...

Khi rau xanh không chỉ để ăn

0
(SGTT) - Không chỉ cung cấp thực phẩm hữu cơ, an toàn, những vườn rau xanh mướt tại các khu nghỉ dưỡng đang dần...

Các tour du lịch định hướng ‘xanh’ ngày càng được ưa...

0
(SGTT) - Những năm gần đây, du lịch xanh tại TPHCM đang phát triển mạnh và được nhiều du khách ủng hộ, đặc biệt...

Sáng kiến Điểm đến An toàn: Đồng hành cùng doanh nghiệp...

0
(SGTT) - Ngày 5-4, tại TP Châu Đốc, An Giang, chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn của Tạp chí Kinh tế Sài...

Nhà hàng tại Quảng Nam nỗ lực làm du lịch xanh

0
(SGTT) - Tại Quảng Nam, một số doanh nghiệp đang hướng đến việc đầu tư cho du lịch xanh, bền vững, trong đó có...

Kết nối