Thứ Hai, Tháng Năm 6, 2024

Bản tin 360 độ sống khỏe: Phân biệt đậu mùa khỉ và bệnh đậu mùa, thuỷ đậu

(SGTT) – Bệnh đậu mùa khỉ, thủy đậu và đậu mùa có chung một số triệu chứng như xuất hiện các bóng nước, sốt, đau nhức cơ thể và mệt mỏi nhưng có thể nhận thấy sự khác biệt rõ ràng về tổn thương da, thời gian ủ bệnh và sự lây truyền của ba bệnh này.

Vào cuối tháng 7 vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp toàn cầu sau khi các ca bệnh đã xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ngay sau đó, Bộ Y tế đã liên tục có chỉ đạo đẩy mạnh giám sát dịch bệnh đậu mùa khỉ tại các cửa khẩu, cơ sở khám chữa bệnh, trong cộng đồng để phát hiện sớm, truy vết, điều tra, quản lý ca bệnh.

Đáng chú ý là theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ của Bộ Y tế, trường hợp nghi nhiễm và xác định mắc đậu mùa khỉ, người bệnh sẽ cách ly tại cơ sở y tế tối thiểu 14 ngày. Tuy nhiên, một số người cho rằng việc cách ly tất cả người bệnh vào một chỗ khiến người bệnh có thể lây nhiễm cao hơn, cũng như có nguy cơ quá tải hệ thống chăm sóc sức khỏe như đại dịch Covid-19. Vậy việc cách ly người có triệu chứng, nghi nhiễm trong thời điểm hiện nay liệu có cần thiết hay không.

Ngoài ra, dù bệnh đậu mùa khỉ, thủy đậu và đậu mùa có chung một số triệu chứng như xuất hiện các mụn nước, sốt, đau nhức cơ thể và mệt mỏi nhưng có thể nhận thấy sự khác biệt rõ ràng về tổn thương da, thời gian ủ bệnh và sự lây truyền của ba bệnh này. Vậy làm sao để phân biệt giữa ba bệnh này. “Bản tin 360 độ sống khỏe” đã có buổi trò chuyện với BS. CK2. Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TPHCM), đồng thời cũng là một trong những thành viên tham gia soạn thảo hướng dẫn, chẩn đoán và điều trị bệnh đậu mùa khỉ của Bộ Y tế, để giải đáp hai vấn đề trên.

Bên cạnh bệnh đậu mùa khỉ, các nội dung liên quan đến tình trạng thiếu thuốc, thiếu nguồn nhân lực y tế, nguy cơ dịch chồng dịch, cũng như việc Bảo hiểm xã hội TPHCM ngừng chi trả thuốc điều trị hội chứng thận hư ở trẻ… là những thông tin nổi bật sẽ có trong “Bản tin 360 độ sống khỏe” ngày 9-8.

Minh Thảo

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Người trẻ ‘biến hình’ cho những dòng kênh đen

5
(SGTT) - Đắm mình vào những dòng nước đen kịt, đầy rác rưởi hôi thối ở TPHCM, những bạn trẻ trong nhóm Sài Gòn...

Ghé quán ốc được Michelin gợi ý ở TPHCM

0
(SGTT) - Dù nằm khuất trong con hẻm đường Nguyễn Trãi, quận 1, nhưng tiệm ốc Đào lại là điểm đến quen thuộc của...

Bữa sáng Sài Gòn: Đổi vị với món ốc của dì...

0
(SGTT) - Ngoài các món phở, hủ tiếu, bánh canh... thực khách hãy thử đổi vị bữa sáng bằng một chầu ốc gồm nhiều...

Nhiều người ngại sinh con: ‘báo động đỏ’ cho nguồn cung...

0
(SGTT) - Tỷ lệ sinh bắt đầu giảm trong bối cảnh dân số ngày một già đi khiến các nhà lãnh đạo lo ngại...

Bữa sáng Sài Gòn: Quán bún riêu 50 năm giữ vị...

0
(SGTT) - Từ gánh bún bán dạo ở khu vực chợ Bến Thành hơn 50 năm trước, bà Mai Thị Liên duy trì hương...

Ngắm Bãi Cạn ở đảo Phú Quý từ trên cao

0
(SGTT) – Bên cạnh những điểm đến quen thuộc như đỉnh Cao Cát, vịnh Triều Dương, gành Hang… thì Bãi Cạn là điểm đến...

Kết nối