Thứ Hai, Tháng Năm 6, 2024

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, nơi lưu dấu ấn “người tình”

(SGTT) – Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê được công nhận là di tích Cấp Quốc gia năm 2009. Đã 30 năm kể từ khi bộ phim Người Tình (L’Amant, 1992) được công chiếu tại Việt Nam, từ câu chuyện tình nổi tiếng của đôi tình nhân Pháp – Việt gốc Hoa ấy đã lôi kéo bao du khách tìm đến ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, ai nấy đều ngỡ ngàng trước sự tinh tế, tỉ mỉ đến từng chi tiết trong ngôi nhà đầy cổ kính nhưng hoa lệ này.

Tọa lạc tại số 255A Nguyễn Huệ, phường 2, TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, nằm giữa khu thị tứ mua bán náo nhiệt ven sông. Trải qua trăm năm, ngôi nhà cổ với lối kiến trúc Á Âu kết hợp vẫn vẹn nguyên như ngày nào, không hề bị mai một.

Chưa kể, gần như du khách biết đến nơi này không chỉ vì nét đẹp hoài cổ, mà họ còn biết đến căn nhà trăm tuổi này với câu chuyện tình không biên giới của chủ nhân ngôi nhà là chàng công tử người Việt gốc Hoa – Huỳnh Thủy Lê với nữ văn sĩ nổi tiếng người Pháp – Marguerite Duras vào những năm đầu thế kỷ XX. Đó là một câu chuyện đau thương, chua xót.

Với diện tích khoảng 258 m², lúc đầu ngôi nhà được xây dựng theo kiến thúc ba gian truyền thống của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, hệ thống các cột và vách được dựng bằng gỗ quý. Tuy nhiên, đến năm 1917 với sự du nhập mạnh mẽ của văn hóa Pháp, chủ nhà quyết định trùng tu theo kiến trúc phương Tây.

Nhìn từ bên ngoài du khách sẽ tưởng đó là một ngôi biệt thự kiểu Pháp, nhưng phía trong lại là kiến trúc mang đậm sắc thái truyền thống Việt Nam với lối thờ tự, bài trí theo phong cách người Hoa. Gian giữa thờ Quan Công, nội thất, cánh cửa, cột nhà, bàn thờ… sơn son thếp vàng, chạm trổ loan phượng rất sắc sảo, tỉ mỉ và tinh tế.

Không chỉ là những chi tiết chạm khắc hay bày trí, mà những vật dụng như giá sách, đồng hồ, máy hát đĩa cổ, bình trà, tivi, những bức hình của gia chủ… hay phòng ngủ với chiếc giường đều được chọn lọc rất kỹ lưỡng, cẩn thận. Dường như những vật phẩm quý giá đã trăm năm tuổi này vẫn còn vẹn nguyên như chưa được sử dụng. Có thể vì vậy mà nhà cổ Huỳnh Thủy Lê luôn tự hào, khẳng định vị thế kiến trúc đặc sắc của mình không chỉ ở thời điểm ra đời mà còn “sừng sũng” đến tận ngày nay.

Ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê vốn không phải là nơi diễn ra mối tình giữa nàng và chàng với những giây phút nồng ấm. Song người ta vẫn muốn tìm đến nơi người tình của Margueritte từng sống để hình dung một không gian cổ xưa với nếp văn hóa đậm nét Trung Hoa hòa lẫn văn hóa vùng sông nước miền Tây, nơi Huỳnh Thủy Lê đã sống cùng người vợ trẻ sau khi đau đớn dứt áo tình cũ.

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê không đơn giản là điểm đến tham quan mà còn mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, cùng nổi niềm của du khách khi muốn một lần cảm nhận sức sống mãnh liệt từ câu chuyện tình lãng mạn, ngắn ngủi nhưng lưu truyền lâu dài của ông Huỳnh.

Lê Thanh Lượng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Du lịch ĐBSCL: đã đến lúc cần hành động quyết liệt

0
(SGTT) - Năm 2023, ngành du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã đạt được những kết quả khả quan trong việc thu...

Ba làng hoa nên ghé thăm khi đến miền Tây những...

0
(SGTT) - Những ngày giáp Tết (từ giữa tháng 12 Âm lịch), làng hoa Chợ Lách (Bến Tre), làng hoa Long Đức (Trà Vinh)...

Về thăm 6 ngôi nhà cổ ở miền Tây

0
(SGTT) – Trong hành trình khám phá miền Tây Nam bộ, du khách có thể dành thời gian ghé thăm những ngôi nhà cổ,...

150 diễn viên quần chúng cùng tái hiện ‘chợ ma’ Định...

0
(SGTT) - Dưới ánh đèn lập loè, hàng trăm người qua lại bán buôn, tiếng ếch nhái càng làm tăng thêm sự “huyền bí”...

Gợi ý 6 điểm check-in khi đến Cần Thơ lần đầu

0
(SGTT) – Chùa Ông, chợ nổi Cái Răng, đền Bình Thủy… là những điểm đến du khách nên ghé thăm trong lần đầu đến...

Trải nghiệm du lịch miệt vườn tại làng du lịch xứ...

0
(SGTT) - Du khách muốn tìm điểm đến lý tưởng vào ngày 2-9 tại Cần Thơ, để cùng gia đình và bạn bè thả...

Kết nối