Thứ Ba, Tháng Tư 30, 2024

Trưa nay ăn gì: bữa trưa thanh mát với lẩu hoa cúc

(SGTT) – Nước dùng hầm từ xương có vị ngọt thanh, thơm hương hoa cúc đã khiến vị giác, thị giác lẫn khứu giác của thực khách bị chinh phục hoàn toàn mỗi khi thưởng thức lẩu hoa cúc.
Ảnh minh họa: Internet

Theo Đông y, hoa cúc có tác dụng bổ khí huyết, chống lão hóa, an thần, thải độc, giải nhiệt, giảm huyết áp, đẹp da… Vì thế, món lẩu chế biến từ loài hoa này không chỉ thơm ngon mà còn tốt cho sức khỏe. Đây là món ăn không thể bỏ lỡ đối với những “tín đồ” yêu lẩu bởi hương vị thanh mát, hấp dẫn.

Phần nước lèo của lẩu hoa cúc dùng nước hầm từ xương gà hoặc xương heo. Xương mua về làm sạch bằng muối, trần qua nước sôi để khử mùi hôi rồi mới đem ninh với lửa nhỏ. Chú ý vớt bọt thường xuyên để nước dùng trong hơn. Cho thêm hành củ và gừng để lẩu có mùi thơm và dậy vị.

Hoa cúc rửa sạch, để ráo. Khi nước lẩu sôi thì cho hoa vào. Muốn nước dùng không có mùi hăng nồng, không nên cho hoa cúc quá nhiều vào lẩu. Một trong những cách để giảm độ nồng của hoa cúc là tách rời cánh, ngâm với nước pha cốt chanh trước khi cho vào món ăn.

Để có một nồi lẩu hoa cúc thanh dịu nhưng không kém phần đậm đà thì khâu lựa chọn nguyên liệu rất quan trọng. Lẩu hoa cúc có thể sử dụng với đa dạng nguyên liệu như thịt gà, cá thái lát, nấm đông cô… yêu cầu vẫn giữ được độ tươi ngon.

So với lẩu hoa cúc truyền thống đến từ Trung Quốc, ở miền Tây của Việt Nam, nguyên liệu của lẩu hoa cúc được biến tấu với bao tử cá, mề gà, hải sâm và bao tử heo. Các loại rau ăn lẩu gồm có cánh hoa cúc, rau cải, giá, rau dền, rau thơm.

Khi thưởng thức lẩu hoa cúc, sắp rau cùng những thực phẩm ăn kèm xung quanh. Đến lúc nước lẩu sôi, gắp thức ăn nhúng vào nồi, để chín tới. Tùy vào sở thích mà lựa chọn thưởng thức lẩu hoa cúc với bún hoặc mì. Các loại thịt, hải sản tươi ngon được nhúng nóng hổi chấm cùng nước tương (xì dầu), có ớt xắt nhỏ tạo nên hương vị đậm đà, thơm ngon/

Một nồi lẩu hoa cúc vừa đẹp mắt, ngon miệng, lại vừa có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe chắc chắn sẽ là món ăn thú vị cho bữa trưa cuối tuần. Cánh hoa cúc chín tái ăn dai, giòn sần sật, cũng là điểm nhấn trong món lẩu này.

Để bảo đảm sức khỏe cho mình và cộng đồng trước diễn biến phức tạp của dịch, mọi người có thể đặt món ăn thông qua các ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến như Baemin, GrabFood, Gojek, Now với từ khóa “lẩu hoa cúc” hoặc “lẩu hoa”. Theo đó, một phần lẩu tùy đồ ăn kèm có giá bán khoảng 250.000 – 500.000 đồng.

Sau đây là công thức chế biến lẩu hoa cúc cho những ai yêu thích nấu nướng, muốn tự tay chọn lựa nguyên liệu theo ý mình.

Quỳnh Hân tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Trưa nay ăn gì: Bữa trưa ngày lễ với cầu gai,...

0
(SGTT) – Do vẫn còn trong kỳ nghỉ lễ với những đêm tiệc tùng, nên buổi trưa của mọi người chỉ cần chọn món...

Trưa nay ăn gì: Bữa trưa kỳ nghỉ lễ chọn miến...

0
(SGTT) - Dù là thứ Hai đầu tuần, nhưng bữa trưa hôm nay vẫn nằm trong kỳ nghỉ lễ 30-4 nên mọi người có...

Trưa nay ăn gì: Bữa trưa thơm lừng cùng diềm bò...

0
(SGTT) – Trong nhiều phong cách ẩm thực nướng, các món nướng của người Hàn Quốc luôn có những "tín đồ" riêng bởi sự...

Trưa nay ăn gì: Bữa trưa thanh đạm với bún gạo...

0
(SGTT) – Bún gạo lứt kết hợp cùng nước lèo thanh ngọt từ xương heo hoặc gà mang đến cho thực khách bữa trưa...

Trưa nay ăn gì: Giòn sần sật món đậu que xào...

0
(SGTT) – Đậu que giòn sần sật xào cùng thịt tôm ngọt thanh mang đến bữa cơm trưa thơm ngon, giàu dinh dưỡng cho...

Trưa nay ăn gì: Bữa trưa giàu dinh dưỡng với salad...

0
(SGTT) – Chuối không chỉ là trái cây ăn chơi, tráng miệng mà còn là nguồn cảm hứng cho đầu bếp sáng tạo thành...

Kết nối