Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024

Yêu cầu ngoại ngữ trong phát triển nhân lực

Chí Thịnh-Ngọc Ánh

Kết quả của cuộc khảo sát do hai hệ thống tuyển dụng việc làm trực tuyến VietnamWorks và TopITworks thực hiện cho thấy nhân sự trong ngành công nghệ thông tin (CNTT) sẽ có mức lương cao nếu trình độ ngoại ngữ được đánh giá cao. Trong những năm gần đây, ngoại ngữ là yêu cầu quan trọng trong mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tại Ngày hội tuyển dụng TechExpo 2017 diễn ra ở TPHCM cuối tháng 8 vừa qua, VietnamWorks và TopITworks (thuộc tập đoàn Navigos) đã công bố bản báo cáo về lương nhân sự ngành CNTT giữa năm 2017. Bản báo cáo dựa trên việc khảo sát ý kiến hơn 800 ứng viên ngành CNTT ở Việt Nam.

 Nguồn-nhân-lực-trẻ-ngoài-khả-năng-chuyên-môn,-cần-thạo-ngoại-ngữ-và-có-tinh-thần-tự-họcNguồn nhân lực trẻ ngoài khả năng chuyên môn, cần thạo ngoại ngữ và có tinh thần tự học.  Ảnh: Đăng Nam

Ngoại ngữ yếu là rào cản lớn

Theo một cuộc khảo sát được Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng thực hiện vào quí 1 năm nay, nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố đánh giá sinh viên của ngành sau khi tốt nghiệp vẫn yếu về ngoại ngữ cũng như các kỹ năng mềm. Cụ thể, 39/77 doanh nghiệp đánh giá trình độ ngoại ngữ cử nhân CNTT mới ra trường ở mức kém.

Ông Trương Quốc Tuấn, quản lý dự án của Công ty Global Cybersoft Đà Nẵng cho biết, hiện rất khó tìm nhân sự CNTT giỏi ngoại ngữ, bởi “người biết ngoại ngữ thì chưa đáp ứng chuyên môn kỹ thuật và ngược lại”. Theo ông Tuấn, công ty phải chọn cách tuyển dụng phiên dịch viên rồi đào tạo kiến thức chuyên ngành kỹ thuật, đồng thời liên tục mở các khóa ngoại ngữ cho các kỹ sư công ty.

Theo kết quả khảo sát của Navigos Search, nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm nhân sự cấp trung và cấp cao, do cần kỹ sư CNTT giỏi tiếng Anh nên nhiều doanh nghiệp chấp nhận thay đổi quy trình tuyển dụng. Họ chọn kỹ sư giỏi tiếng Anh trước rồi mới kiểm tra kiến thức chuyên môn, thay vì kiểm tra trình độ chuyên môn đầu tiên.

Việc hạn chế ngoại ngữ khiến nhân lực ngành CNTT Đà Nẵng gặp sự cạnh tranh lớn. Ông Đặng Bá Hải Triều, Giám đốc Công ty NTT DATA Đà Nẵng, cho biết nhiều khách hàng đang dần chuyển đơn hàng về Trung Quốc, Ấn Độ và Myanmar vì kỹ sư của những nước này có thể giao tiếp tốt bằng tiếng Anh. Thêm vào đó, ngoại ngữ yếu cũng là rào cản khi tư vấn, thiết kế sản phẩm cùng khách hàng. Theo ông Triều, với nguồn nhân sự hiện tại, ngành phần mềm chỉ dừng lại ở mức gia công sản phẩm, không đem lại nhiều giá trị gia tăng.

Trên thực tế, Nhật Bản và Mỹ là hai thị trường xuất khẩu lớn của lĩnh vực phần mềm và nội dung số ở Đà Nẵng – chiếm tỷ trọng 72% – nhưng phiên dịch viên tiếng Nhật chuyên ngành CNTT rất khan hiếm.

Trong bản báo cáo của VietnamWorks và TopITworks cũng cho thấy nhân sự có kỹ năng tiếng Nhật tốt, tương đương chứng chỉ cao cấp N1, sẽ có lương cao hơn 40% so với ứng cử viên có trình độ tiếng Nhật mức thấp là N5. Nhân sự có chứng chỉ tiếng Anh cao cấp cũng được trả mức lương cao hơn khoảng 48% so với ứng cử viên trình độ tiếng Anh cơ bản. Tuy nhiên, chỉ có 1% số người tham gia cuộc khảo sát đáp ứng chứng chỉ N1 tiếng Nhật và 22% đạt trình độ tiếng Anh cao cấp.

 

Cần sự nỗ lực từ nhiều phía

PGS.TS Nguyễn Thanh Bình, Trưởng khoa CNTT, trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, cho rằng cần có lộ trình và sự chung sức của các doanh nghiệp để cải thiện tình trạng kỹ sư CNTT yếu ngoại ngữ. UBND thành phố Đà Nẵng cũng đã chỉ đạo đưa tiếng Nhật vào giảng dạy tại một số trường đại học trên địa bàn thành phố, với sự hợp tác của các doanh nghiệp CNTT lớn. Cụ thể, Công ty AI Electronic Industry hỗ trợ đào tạo tại trường Đại học Sư phạm, Công ty TNHH Framgia và Công ty Công nghệ MGM phối hợp trường Đại học Bách khoa…

Hiện tại, Việt Nam là một trong những nguồn cung cấp quan trọng về kỹ sư cầu nối cho thị trường Nhật Bản. Các doanh nghiệp Nhật không chỉ yêu cầu chuyên môn về công nghệ mà còn khả năng giao tiếp tiếng Nhật. Vì vậy, mục tiêu sinh viên chuyên ngành CNTT tiếng Nhật hướng tới là sau khi tốt nghiệp, họ có thể trở thành kỹ sư đạt yêu cầu của nhà tuyển dụng, bởi việc giao tiếp chiếm 90% thời lượng công việc.

Chương trình Việt Nhật (Hedspi) thuộc Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã đưa vào chương trình giảng dạy tiếng Nhật chuyên ngành CNTT. Sinh viên ở đây ngoài các môn học về công nghệ còn học cả tiếng Nhật, với lượng từ chuyên ngành lên đến vài ngàn từ.

[box] Chia sẻ tại sự kiện Vietnam ICT Summit 2017 vừa diễn ra vào đầu tháng 9 ở Hà Nội, Chủ tịch Tập đoàn FPT, ông Trương Gia Bình, cho rằng bên cạnh việc đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế số còn cần thúc đẩy tinh thần tự học.

Còn theo GS.TS Hồ Tú Bảo, Viện Khoa học công nghệ tiên tiến Nhật Bản JAIST, hai vấn đề cần chú trọng trong đào tạo nhân lực là nhận thức và đào tạo. Về nhận thức, muốn làm cách mạng số phải có nhân lực. Về đào tạo, có hai nhóm người lao động phổ thông và tinh hoa, mỗi người lao động cần được đào tạo và đào tạo lại. [/box]

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Nhà hàng, quán ăn tự tin sẽ ‘hốt bạc’ dịp 30-4...

0
(SGTT) - Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay kéo dài 5 ngày là cơ hội “hốt bạc” cho các chuỗi kinh doanh...

Đầu tư để xử lý nước ở ĐBSCL cần gấp hơn

0
(SGTT) - Mỗi khi mùa hạn mặn bắt đầu xuất hiện, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bước vào quá trình chuyển đổi quản...

Show giải trí truyền hình tăng nhiệt nhờ nền tảng số

0
(SGTT) - Nhờ hoạt động truyền thông, quảng bá trên các nền tảng số, giờ đây các chương trình truyền hình giải trí, gameshow...

TPHCM tăng chuyến xe, chuyến tàu phục vụ người dân dịp...

0
(SGTT) - Dự báo nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ 30-4 và 1-5 tới đây sẽ tăng cao, Sở Giao...

Kiểm soát an ninh hàng không cấp độ 1 trong dịp...

0
(SGTT) - Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 tới đây, Cục Hàng không sẽ áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng...

Khởi công xây dựng nút giao Tân Vạn đường Vành đai...

0
(SGTT) -  Nút giao Tân Vạn kết nối tỉnh Bình Dương với TPHCM đã được khởi công xây dựng. Đây là một trong những...

Kết nối