Thứ Ba, Tháng Ba 19, 2024

Việt Nam vượt mốc 12.000 bệnh nhân mắc Covid-19

(SGTT) – Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính đến 12:00 trưa nay, Việt Nam có tổng cộng 10.350 ca ghi nhận trong nước và 1.664 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27-4 đến nay là 8.780 ca, trong đó có 1.816 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Thêm 220 ca mắc Covid-19 mới, 30 ca ở TPHCM

Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 tại một chung cư ở Nhà Bè, TPHCM. Ảnh: HCDC

Trưa 17-6, Bộ Y tế cho biết, trong 6 giờ qua, nước ta ghi nhận thêm 220 ca mắc Covid-19, nâng tổng số ca bệnh ở nước ta lên 12.014 người. Trong số này, có 8 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (4), Quảng Nam (2), Kiên Giang (1), Hòa Bình (1) và 212 ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (178), Hồ Chí Minh (30), Tiền Giang (2), Hà Tĩnh (1), Nghệ An (1); trong đó 208 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

Như vậy, tính đến 12:00, Việt Nam có tổng cộng 10.350 ca ghi nhận trong nước và 1.664 ca nhập cảnh. Hiện có 24 tỉnh (Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Nam Định, Hòa Bình, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Phòng, Tây Ninh, Gia Lai, Bạc Liêu, Điện Biên, Đắk Lắk, Đồng Tháp, Trà Vinh, Đà Nẵng) đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới.

Theo Bộ Y tế, đến thời điểm hiện tại, nước ta đã chữa khỏi cho 4.590 ca mắc Covid-19. Trong số các bệnh nhân đang điều trị, có 475 ca âm tính từ 1 đến 3 lần với SARS-CoV-2. Số ca bệnh tử vong là 61 người.

TPHCM chuẩn bị sẵn sàng cho chiến dịch tiêm chủng 800.000 liều

Cũng theo Bộ Y tế, trong báo cáo về kế hoạch triển khai tiêm chủng tại TPHCM, BS.CKII Nguyễn Hoài Nam – Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, từ trước đó ngành y tế thành phố đã xây dựng các kế hoạch triển khai tiêm chủng với nhiều kịch bản khác nhau, dựa trên số lượng vắc-xin được phân bổ từ 500.000 liều cho đến 10 triệu liều, nhằm sẵn sàng huy động nhanh chóng các lực lượng để thực hiện chiến dịch tiêm chủng phù hợp.

Tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho nhân viên y tế. Ảnh: TTYT quận 4

Đối với kế hoạch tiêm chủng 800.000 liều được phân bổ trong đợt thứ 4, ngoài các đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21, thành phố dự kiến thực hiện tiêm chủng cho các đối tượng như người cung cấp dịch vụ thiết yếu, giáo viên, người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính, người trên 65 tuổi, công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất… với số lượng khoảng 1 triệu người.

Về việc tổ chức tiêm chủng, thành phố dự kiến tổ chức các điểm tiêm chủng trong cộng đồng bao gồm các điểm tiêm chủng tại Trung tâm y tế, Trạm y tế, các điểm tiêm lưu động với khoảng 1000 điểm tiêm/ngày, tại mỗi điểm có thể thực hiện tiêm chủng cho 200 người/ngày, tổng công suất đạt mức 200.000 người/ngày.

Để thực hiện kế hoạch đó, thành phố sẽ huy động tổng lực các lực lượng từ các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế trên địa bàn TPHCM, các bệnh viện đa khoa thành phố, quận, huyện; các đơn vị bệnh viện tư nhân, trung tâm y tế, trạm y tế… để đáp ứng quy mô, tiến độ đã đề ra.

Việc đảm bảo an toàn tiêm chủng được thực hiện nhằm đảm bảo các điểm tiêm chủng phải tuân thủ các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 theo quy định; đảm bảo yêu cầu về giãn cách, an toàn phòng chống dịch Covid-19; thực hiện sàng lọc đối tượng theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế; tư vấn đầy đủ cho đối tượng được chủng; thu gom và xử lý rác thải y tế tại điểm tiêm chủng.

Đối với các phản ứng bất lợi sau tiêm, tại tất cả các điểm tiêm sẽ được chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ hộp thuốc cấp cứu phản vệ và trang thiết bị cấp cứu; Bố trí lực lượng cấp cứu để theo dõi nhằm xử trí tại chỗ phản ứng sau tiêm với lực lượng mỗi đội gồm 1 bác sĩ, 1 điều dưỡng; Tổ chức các đội cấp cứu lưu động tại mỗi địa bàn sẵn sàng vận chuyển người đến bệnh viện khi cần thiết; đồng thời cũng tổ chức theo dõi sau tiêm, cung cấp số điện thoại của cơ sở tiêm chủng để người được tiêm chủng liên hệ khi cần…

Để hỗ trợ lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân gặp khó khăn trong các vùng dịch tại TPHCM cũng như các tỉnh thành khác trên cả nước, các tổ chức, cá nhân có thể đồng hành cùng Chương trình “Saigon Times – Nối vòng tay lớn” với chủ đề “Đồng hành chống dịch” do Kinh tế Sài Gòn phát động. Chi tiết vui lòng xem tại đây

Hiệp Trần tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Sau ca đậu mùa khỉ đầu tiên, HCDC cảnh báo nguy...

0
Theo đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), sau khi phát hiện ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên tại TPHCM,...

TPHCM ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên

0
Thông tin từ Sở Y tế TPHCM cho biết thành phố đã phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên. Hiện ca bệnh...

Người nhập cảnh nghi ngờ hoặc mắc đậu mùa khỉ sẽ...

0
(SGTT) - Theo đại diện của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), khi nhập cảnh từ vùng có dịch hoặc không có...

Kích hoạt đo thân nhiệt tại cửa khẩu để giám sát...

0
Hiện nay, Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, để phát hiện sớm các ca bệnh, Bộ Y tế...

Bàn chuyện có nên cách ly tập trung khi mắc đậu...

0
(SGTT) - Để tránh tình trạng lây lan rộng bệnh đậu mùa khỉ, việc cách ly tối thiểu 14 ngày là điều cần thiết....

Viện Pasteur TPHCM hết sinh phẩm và vắc-xin dịch vụ, không...

0
Nhiều người dân đến Viện Pasteur TPHCM để tiêm các loại vắc-xin như HPV, cúm mùa, uốn ván… đều phải ra về vì nhân...

Kết nối