Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024

Trường học nên giúp học sinh mê sách

Nguyễn Minh Thanh –

Hội sách TPHCM lần thứ 9 vừa qua như một lễ hội thật sự của những ai yêu mến sách, quan tâm đến văn hóa đọc. Tuy nhiên, hoạt động đó chỉ diễn ra vài ngày. Những đường sách tại Sài Gòn và Hà Nội cũng chỉ khơi dậy thoáng qua trong người trẻ sự quan tâm đến sách, còn trách nhiệm tạo ra thói quen đọc sách cho trẻ chính là gia đình và nhà trường. Nhưng dường như nhà trường vẫn chưa làm tốt vai trò này.

Nhà trường là nơi dạy cách đọc, cách viết, và là nơi nhân cách con người hình thành. Nếu văn hóa đọc không được ươm mầm từ nhà trường và thói quen đó không giữ được qua thời gian thì theo tôi một phần trách nhiệm thuộc về nhà trường.

Hiện nay, ở các trường học, vào giờ ra chơi nhiều học sinh đã vào thư viện đọc sách. Tuy nhiên, sách mà các em đọc thường rất ít liên quan đến khoa học, văn học, kỹ năng… Một học sinh lớp 7 nói rằng em vào nhà sách cũng như thư viện chủ yếu đọc truyện tranh như Thần đồng đất Việt, Doraemon, ít đọc thể loại sách khác… Trên kệ sách của thư viện trường, những quyển sách rất tốt cho việc học văn hiếm khi được đụng tới, qua nhiều năm vẫn nằm yên một chỗ và vẫn mới tinh như Lều Chõng (của Ngô Tất Tố), Phố của những cửa hiệu u tối (của Patrich Modiano)…

Cô Th., nhân viên thư viện tại một trường THCS huyện ngoại thành TPHCM, cho hay hầu như các em chỉ vào thư viện đọc truyện tranh. Đa phần truyện tranh đưa vào nhà trường đều được chọn lọc vì thế cũng tốt cho học sinh. Song, dừng lại ở đó thì thật sự là khiếm khuyết và lãng phí. Vì thư viện còn vô số bộ sách khoa học gây hứng khởi để các em sáng tạo tìm tòi khoa học, công nghệ, những bộ sách về kiến thức toán học, vật lý, địa lý và tra cứu lịch sử…

Vì vậy theo tôi, chính thầy cô khi lên lớp, ngoài sách giáo khoa cũng nên giới thiệu một số đầu sách để các em tìm đọc nhằm nâng cao kiến thức và hiểu rõ hơn các vấn đề đang học.

Để học sinh có sự sáng tạo trong văn học, không rập khuôn theo sách văn mẫu hay dàn ý của thầy cô, có lẽ cần khuyến khích, hướng dẫn các em làm quen việc tập đọc các tác phẩm văn học gần gũi có ở thư viện mà không có trong chương trình học và yêu cầu học sinh nói cảm nghĩ, đánh giá riêng về tác phẩm đó.

Ngoài ra, để thay đổi văn hóa đọc của học sinh thì chính giáo viên cũng nên thường xuyên đọc các nghiên cứu, đánh giá tác phẩm văn học và cùng phân tích với học sinh. Khi thấy được bầu trời kiến thức phong phú từ sách các em sẽ quan tâm nhiều đến việc đọc sách hơn.

Nhà trường cũng nên có những cuộc thi tìm hiểu tác phẩm kinh điển, thi kể chuyện nước ngoài… để học sinh quen với việc đọc sách và tìm hiểu sâu về sách.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Năm 2023, nửa triệu người phải tiêm vaccine phòng dại, chi...

0
(SGTT) - Thời gian gần đây, số người tử vong do bệnh dại liên tục tăng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, cả nước...

Cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo sẵn sàng thông xe...

0
(SGTT) - Cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo dài gần 79km, đi qua 3 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận đã...

Nhà hàng, quán ăn tự tin sẽ ‘hốt bạc’ dịp 30-4...

0
(SGTT) - Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay kéo dài 5 ngày là cơ hội “hốt bạc” cho các chuỗi kinh doanh...

Đầu tư để xử lý nước ở ĐBSCL cần gấp hơn

0
(SGTT) - Mỗi khi mùa hạn mặn bắt đầu xuất hiện, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bước vào quá trình chuyển đổi quản...

Show giải trí truyền hình tăng nhiệt nhờ nền tảng số

0
(SGTT) - Nhờ hoạt động truyền thông, quảng bá trên các nền tảng số, giờ đây các chương trình truyền hình giải trí, gameshow...

TPHCM tăng chuyến xe, chuyến tàu phục vụ người dân dịp...

0
(SGTT) - Dự báo nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ 30-4 và 1-5 tới đây sẽ tăng cao, Sở Giao...

Kết nối