Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024

Triển khai ứng dụng nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19

Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 hiện đã được xây dựng xong. Nền tảng này được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh quá trình tiêm chủng ngừa Covid-19 trong thời gian tới.
Ứng dụng sổ sức khỏe điện tử của nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 quốc gia. Ảnh: ĐVCC

Ngày 9-7, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết đã sẵn sàng triển khai nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19. Dự kiến, ngày 10-7, Thủ tướng Chính phủ sẽ bấm nút vận hành nền tảng, khởi động chiến dịch tiêm chủng trên toàn quốc.

Nền tảng gồm 4 hệ thống: ứng dụng sổ sức khỏe điện tử, cổng công khai thông tin tiêm chủng Covid-19, hệ thống hỗ trợ công tác tiêm chủng quốc gia và trung tâm đáp ứng (MCC). Cơ sở dữ liệu của nền tảng được quản lý tập trung, đáp ứng tiêu chuẩn đồng bộ, minh bạch về thông tin từ người dân đến các cơ quan quản lý.

Toàn bộ quy trình, từ đăng ký tiêm chủng với tra cứu lịch sử, kết quả tiêm chủng đều có thể thao tác qua ứng dụng sổ sức khỏe điện tử hoặc cổng thông tin tiêm chủng Covid-19.

Với ngành y tế, nền tảng này đảm bảo mục tiêu kép vừa triển khai tiêm chủng nhanh và rộng nhất nhưng vẫn đảm bảo an toàn, hiệu quả, minh bạch, hỗ trợ cho công tác quản lý, giám sát và nghiên cứu.

Nền tảng này cũng giúp các cơ quan của Chính phủ nắm bắt thông tin thời gian thực về khu vực, đối tượng tiêm, hoạt động vận hành – logistics… để đưa ra chỉ đạo nhanh chóng và phù hợp nhất.

Trước khi ra mắt nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19, Viettel đã triển khai hệ thống tiêm chủng quốc gia kết nối 14.000 cơ sở tiêm chủng trên toàn quốc.

Chiến dịch tiêm chủng vắc-xin Covid-19 quốc gia sẽ diễn ra trên toàn bộ 63 tỉnh thành, với 19.500 điểm tiêm chủng. Thông qua chiến dịch, Bộ Y tế kỳ vọng hết năm 2021 sẽ tiêm vắc-xin cho tối thiểu 50% người dân từ 18 tuổi trở lên, và hết quý 1 năm 2022 tiêm được hơn 70% dân số.

Chánh Trung

Theo KTSG Online

Viettel được giao nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý tiêm chủng gồm có xây dựng nền tảng công nghệ quản lý toàn bộ chiến dịch; triển khai hệ thống hồ sơ sức khỏe cá nhân, hệ thống chứng nhận tiêm chủng (hộ chiếu vaccine) và xây dựng tài liệu, phối hợp tổ chức đào tạo, tập huấn cho các tỉnh về chuẩn hóa cơ sở dữ liệu và sử dụng nền tảng quản lý.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Sau ca đậu mùa khỉ đầu tiên, HCDC cảnh báo nguy...

0
Theo đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), sau khi phát hiện ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên tại TPHCM,...

TPHCM ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên

0
Thông tin từ Sở Y tế TPHCM cho biết thành phố đã phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên. Hiện ca bệnh...

Người nhập cảnh nghi ngờ hoặc mắc đậu mùa khỉ sẽ...

0
(SGTT) - Theo đại diện của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), khi nhập cảnh từ vùng có dịch hoặc không có...

Kích hoạt đo thân nhiệt tại cửa khẩu để giám sát...

0
Hiện nay, Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, để phát hiện sớm các ca bệnh, Bộ Y tế...

Bàn chuyện có nên cách ly tập trung khi mắc đậu...

0
(SGTT) - Để tránh tình trạng lây lan rộng bệnh đậu mùa khỉ, việc cách ly tối thiểu 14 ngày là điều cần thiết....

Viện Pasteur TPHCM hết sinh phẩm và vắc-xin dịch vụ, không...

0
Nhiều người dân đến Viện Pasteur TPHCM để tiêm các loại vắc-xin như HPV, cúm mùa, uốn ván… đều phải ra về vì nhân...

Kết nối