Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Trẻ em béo phì nguy cơ mỡ máu cao

Dịp tết đến cũng là thời điểm cha mẹ cần chú ý nhiều hơn đến nguy cơ mỡ máu cao ở con trẻ.

Theo tư vấn của các bác sĩ, chúng ta nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu chotesterol nhằm phòng tránh tăng mỡ máu.

Vừa qua, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM đã thực hiện cuộc khảo sát về trẻ thừa cân, béo phì đang học tại một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố. Theo đó, có khoảng 20% trẻ có dấu hiệu chuyển hóa lipid máu, còn gọi là mỡ máu cao. Đây là điểm đáng lưu ý bởi từ trước tới nay người ta chỉ hay nghe nói đến căn bệnh này ở người lớn.

Bình thường trong máu của chúng ta có một tỷ lệ mỡ nhất định được đánh giá bằng chỉ số xét nghiệm cholesterol, triglycerid. Nếu các chỉ số này cao hơn mức cho phép thì được gọi là mỡ máu cao.

Do đây là căn bệnh trước đây ít gặp ở trẻ em, các bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh và cộng đồng nên tích cực nâng cao nhận thức về bệnh cũng như cân đối về chế độ dinh dưỡng và tăng cường khám định kỳ cho trẻ nhỏ.

Tại Viện Tim mạch quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội), ngày càng có nhiều thiếu niên phải nhập viện trong tình trạng tắc động mạch vành, nhồi máu cơ tim. Trước đây, nhiều trường hợp đột tử không rõ nguyên nhân nhưng hiện nay, các bác sĩ đã chỉ ra được thủ phạm chính là bệnh tăng cholesterol máu di truyền. Từ đó, nhiều trẻ dưới 5 tuổi được phát hiện đã bị rối loạn mỡ máu. Có trẻ mới 10 tuổi đã bị tắc mạch vành, nhồi máu cơ tim – triệu chứng như ở người cao tuổi.

Bệnh nguy hiểm nhưng ít được quan tâm

Trên thực tế, phần lớn người trẻ phát hiện mắc chứng bệnh mỡ máu cao thường là khi đi khám sức khỏe tổng quát hoặc vô tình phát hiện trong quá trình điều trị bệnh lý khác. Mỡ trong máu tăng cao gây ra các triệu chứng đặc trưng như đau đầu, tê chân tay, hoa mắt, chóng mặt, đau tức trong ngực, thở gấp, tim đập nhanh… Ở những người trẻ tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ thì các dấu hiệu của bệnh thường không rõ ràng, nên phần lớn bệnh nhân không được chẩn đoán sớm và hạ mỡ máu thích hợp. Giai đoạn đầu bệnh có thể tiến triển âm thầm, nhưng lâu dài sẽ gây xơ vữa mạch máu và nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Nhìn bề ngoài, một số không có biểu hiện gì nhưng cũng có trường hợp từ nhỏ đã xuất hiện u mỡ ở tay, chân và cả người, mắt có vòng giác mạc, xét nghiệm thấy tăng cholesterol máu. Vì thế, không ít trường hợp bị chẩn đoán nhầm là bệnh gút (gout).

Cách phòng tránh

Các bé dưới 5 tuổi chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống. Còn lớn hơn, tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể.

Có hai thể tăng mỡ máu, một là thể bệnh do đột biến gen. Đây là bệnh tăng mỡ máu có tính chất gia đình, truyền từ bố mẹ sang con theo cơ chế di truyền trội.

Thể bệnh thứ hai là mỡ máu cao liên quan đến lối sống và thói quen ăn uống. Lối sống ít vận động và thói quen ăn uống không lành mạnh là nguồn gốc gây mỡ máu cao ở mọi người nói chung và người trẻ nói riêng. Dưới đây là một số biện pháp tham khảo giúp bạn và các thành viên trong gia đình tránh xa căn bệnh này:

Tập thể dục ngoài trời thường xuyên: Tập thể dục đều đặn có thể giúp tăng cường vóc dáng, sức đề kháng, thúc đẩy sự phân hủy chất béo trong máu, giảm cholesterol và lượng đường trong máu. Tùy vào tình trạng sức khỏe của trẻ, bạn có thể chọn cho con tham gia các hoạt động ngoài trời như đi bộ, chạy bộ, chạy nhanh, nhảy dây…

Thay đổi chế độ ăn uống: Theo sự tư vấn của các bác sĩ, chúng ta nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu cholesterol như mỡ, da, phủ tạng động vật, thực phẩm có chứa chất béo dạng tranfast như xúc xích, lạp xưởng… Cần tăng cường ăn rau xanh, thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ cao.

Chọn sữa ít béo, thịt nạc, dầu oliu: các loại thực phẩm này cung cấp chất béo lành mạnh và tránh các chất béo bão hòa có trong thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa… Cần ăn nhiều cá vì cá giàu Omega-3 và giảm ăn muối.

Ăn nhiều các loại trái cây sau: Cà chua, đu đủ, táo, trái cây có múi như cam, chanh, bưởi, bơ, dâu tây, nho. Đây là những loại hoa quả giúp bạn kiểm soát cholesterol.

Chú ý điều chỉnh tâm trạng cho trẻ: cuộc sống hiện nay có nhiều áp lực dẫn đến trẻ em cũng có thể bị căng thẳng. Việc thường xuyên thức khuya để học bài đã trở thành thói quen của nhiều trẻ em. Áp lực khiến trẻ dễ dàng nổi cáu hay giận dữ, thậm chí rơi vào trầm cảm, ức chế dài ngày. Tâm trạng không tốt cũng sẽ khiến cho quá trình thực hiện các chức năng trong nội tạng sụt giảm, gây ra chứng mỡ máu cao. Vì vậy, hãy giúp trẻ điều chỉnh và kiểm soát cảm xúc, duy trì một thái độ vui vẻ và lạc quan.

Tâm Anh

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Nhà nước có cần giải cứu các dự án BOT giao...

0
(SGTT) - Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại tám dự án BOT giao...

Trải nghiệm trekking, cắm trại trên đồi cỏ Phước Bình

0
(SGTT) - Nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Ninh Thuận, Vườn quốc gia Phước Bình (huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận) nổi tiếng với...

Kích cầu du lịch nội địa dễ ‘mất đà’ khi vé...

0
(SGTT) - Mùa hè 2024 sắp đến, du lịch quí 1 có nhiều khởi sắc, tăng tưởng so với cùng kỳ năm ngoái, tuy...

Trưa nay ăn gì: Bữa trưa quốc tế với món Gaeng...

0
(SGTT) – Trong nhiều món ăn truyền thống của người dân Thái Lan, Gaeng Keow Wan Kai được nhớ đến bởi từng thớ thịt...

Thái Lan: Áo thun từ vảy cá, nội thất từ gỗ...

0
(SGTT) - Gom vảy cá làm chất liệu may áo thun, thu thập những chiếc áo khoác da cũ để thiết kế giày hay...

Danh thủ Dunga, Rivaldo đến Đà Nẵng giao lưu, cùng kích...

0
(SGTT) – Trong tháng 4 này, các danh thủ Brazil nổi tiếng một thời như Dunga, Rivaldo, Lucio, Ze’ Carlos, Giovanni, Kleberson, Edmilson, Paulo...

Kết nối