Thứ Hai, Tháng Mười Hai 11, 2023

Trái cây rớt giá vào mùa thu hoạch rộ, nông dân gặp khó

Mua sắmChợ-Siêu thịTrái cây rớt giá vào mùa thu hoạch rộ, nông dân gặp...
Nhiều loại trái cây ở vùng ĐBSCL đang vào mùa thu hoạch rộ, giá giảm so với đầu mùa nhưng nhà vườn vẫn gặp khó khăn trong việc tiêu thụ. Ghi nhận từ thị trường cho thấy, nhiều loại trái cây có giá bán giảm hẳn một nửa so với hồi đầu tháng như cam sành, quýt đường, mận, xoài,…
Dạo một vòng quanh chợ đầu mối nông sản Hóc Môn, KTSG Online ghi nhận giá cam sành đã giảm xuống mức 5.000 đồng/kg, trong khi giá vào đầu tháng là 12.000 đồng/kg; giá quýt đường hiện tại là 15.000 đồng/kg, giảm 10.000 đồng. Các loại trái cây khác như bưởi da xanh, xoài cát, xoài cát chu, mận An Phước… cũng giảm giá nhiều so với mức giá vào đầu tháng.
Tại các chợ bán lẻ, trái cây được bày bán đổ đóng với mức giá khá rẻ, đơn cử cam sành được ghi bảng giá là 15.000 đồng cho 2kg.
Một trong những trái cây rớt giá mạnh là dừa tươi, ở mức 5.000-8.000 đồng một quả, bưởi là 8.000-15.000 đồng một kg, mận An Phước là 10.000-15.000 đồng một kg, mức giá hiện tại đã giảm khoảng 50% so với trước đây.
Các tiểu thương cho biết, nhiều loại trái cây đang vào vụ chín rộ nhưng không có đầu ra nên nông dân phải bán với giá rẻ. Một hộ nhà nông là anh Lê Văn Nghiệp chia sẻ đã tự vận chuyển cam từ vườn nhà mình ở Vĩnh Long lên TPHCM bày bán, do tại vườn thương lái đến mua giá quá thấp, chỉ 1.000-2.000 đồng/kg.
“Nhà tôi trồng 10 héc-ta cam, với giá bán hiện nay, chúng tôi đang bị lỗ nặng”, anh Nghiệp kể, và than thở chưa bao giờ giá cam lại giảm như thế này. Theo anh, giá mua vào của thương lái ở mức 2.000 đồng/kg chỉ dành cho loại quả màu sắc đều và đẹp, căng mọng. Anh Nghiệp tự chuyên chở cam từ quê lên TPHCM bán với mong muốn thu thêm được phần nào hay phần đó.
Có nhiều nguyên nhân lý giải cho việc giá cam rẻ. Theo các nhà vườn, thời tiết ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc trở lạnh khiến nhu cầu sử dụng cam để giải khát của người dân những vùng này giảm mạnh. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu loại trái cây này gặp khó khăn cũng khiến nguồn cung vượt quá nhu cầu.
Trong thời gian gần đây, nhiều cá nhân, hội nhóm trên các diễn đàn, mạng xã hội liên tục có các chương trình vận động người tiêu dùng tại các thành phố lớn mua cam để ủng hộ nông dân.
Chị Hoài Trinh, một tiểu thương bán trái cây tại chợ An Lạc (Bình Tân) nhẩm tính bình thường một người đi chợ chỉ mua 1-2 kg cam, nhưng những ngày qua, người đi chợ mua nhiều hơn, trung bình mỗi lần mua là 5kg. Tuần qua, có những ngày chị bán được 200kg cam.
Tại các siêu thị như Big C, GO, Co.opmart, Co.opXtra… những lô cam sành Vĩnh Long được trưng bày bắt mắt, mức giá kích cầu với lời cổ động “Đồng hành cùng nông dân”.

Lê Vũ
Theo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Chinh phục ngọn thác ‘cao xấp xỉ tòa nhà trăm tầng’ ở Thừa Thiên Huế

0
(SGTT) – Đỗ Quyên là dòng thác ấn tượng tại Vườn quốc gia Bạch Mã. Dòng thác này được xem là đầu nguồn, một trong những nhánh chính hợp thành sông Hương thơ mộng ở xứ Huế. Travel+Leisure: Huế là điểm đến không thể bỏ lỡ trong năm 2024 ...

Lao động thất nghiệp, nhà sản xuất vẫn kêu khó tuyển người mùa cuối năm

0
(SGTT) - Để đáp ứng tiến độ sản xuất kinh doanh vào cuối năm, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai… đã bắt đầu tuyển dụng thêm lao động từ giữa tháng 11. Tuy nhiên, hiện thị trường lao động đang đối mặt nghịch lý là hàng loạt công...

Giấy chuyển tuyến cho bệnh nhân, tại sao chưa thể bỏ dù gây phiền hà?

0
(SGTT) – Theo một số bác sĩ và lãnh đạo bệnh viện, giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh có thể vẫn còn gây phiền hà, khó khăn cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu hủy bỏ thủ tục giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh thì sẽ có nguy cơ bệnh...