Thứ Tư, Tháng Năm 8, 2024

TPHCM cho phép nhiều nhóm ngành nghề được đi lại mà không cần giấy đi đường

Trong thời gian TPHCM tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 từ ngày 16-9 đến 30-9, có nhiều cá nhân, nhóm được đi lại trên đường phố mà không cần giấy đi đường do Công an TPHCM cấp, trong đó có nhân viên ngân hàng, chứng khoán, giáo viên, phi công, công nhân…

Thông tin này được ông Lê Mạnh Hà, Phó phòng Tham mưu Công an TPHCM, cho biết tại buổi họp báo về phòng chống Covid-19 chiều ngày 16-9.

Theo ghi nhận của KTSG Online, hiện nay người dân lưu thông trên đường cần sử dụng app VNEID để khai báo di chuyển. Trong khi đó người dân tại một số “vùng xanh” đi siêu thị, cửa hàng tiện lợi được yêu cầu sử dụng app Y tế HCM để khai báo y tế.

Người dân khai báo bằng mã QR từ ứng dụng VNEID tại các chốt kiểm soát tại TPHCM. Ảnh: Lê Vũ

Nhiều nhóm được đi lại mà không cần giấy đi đường

Trong đợt giãn cách xã hội từ ngày 16-9 đến 30-9, Công an TPHCM đã cho phép nhiều nhóm người như công nhân, giáo viên, phi công, tiếp viên hàng không, luật sư, nhân viên ngân hàng và công ty chứng khoán… Trong đó, nhân viên ngành tài chính ngân hàng, chứng khoán, công nhân được di chuyển để đổi ca làm việc hàng tuần.

Các nhóm được lưu thông trên đường được quy định cụ thể gồm:

– Người đi tiêm vắc-xin Covid-19 có tin nhắn nhắc hoặc giấy mời, kèm giấy tờ tùy thân; người dân đến cơ quan chính quyền cấp xã hoặc cơ quan y tế để xin giấy xác nhận; đại diện các cơ quan, doanh nghiệp đi nộp, nhận, đổi giấy đi đường; người đi làm CCCD có mang theo hồ sơ xin cấp giấy đi đường.

– Người có vé máy bay di chuyển ra sân bay.

– Lực lượng y tế có thẻ y tế, thẻ sinh viên ngành y hoặc giấy đi đường do thủ trưởng đơn vị cấp; nhân viên nhà thuốc có giấy tờ chứng minh chuyên môn dược và chứng minh về nơi làm việc.

– Người đi xét nghiệm Covid-19, có giấy tờ chứng minh thuộc các trường hợp chuẩn bị đi du học, có vé máy bay đi nước ngoài; tài xế xe ô tô đi xét nghiệm để làm giấy tờ xin cấp mã QR đối với xe chở hàng thuộc diện được phép hoạt động.

– Các cá nhân chở oxy, thuốc men, vật tư thiết bị y tế phục vụ phòng chống dịch có các giấy tờ chứng minh, như giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận chuyên môn, hợp đồng vận chuyển hàng hóa…

– Nhân viên vận chuyển gas có giấy bán hàng thể hiện địa chỉ giao hàng và địa chỉ cửa hàng.

– Nhân viên vệ sinh môi trường và nhân viên thu gom rác dân lập, có giấy tờ chứng minh về địa điểm thu gom rác phù hợp với nơi ở và tuyến đường di chuyển.

– Người đi nuôi bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện, phải chứng minh quan hệ với bệnh nhân có lộ trình di chuyển phù hợp tuyến đường từ nhà đến bệnh viện.

– Thành viên tổ bay các hãng hàng không (phi công, tiếp viên..) phải mặc đồng phục, đeo thẻ ngành của hãng và có lịch bay cụ thể thì được phép di chuyển từ nhà đến nơi làm việc và ngược lại tại thời điểm có chuyến bay.

– Phi công thực hiện chuyến bay huấn luyện, kiểm tra định kỳ tại 3 trung tâm huấn luyện phải mặc đồng phục, đeo thẻ ngành của hãng hàng không và có lịch huấn luyện cụ thể của Cảng vụ hàng không Miền Nam.

– Nhân viên các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không đang thực hiện làm việc “3 tại chỗ” tại sân bay Tân Sơn Nhất, được phép di chuyển thay ca làm việc thời gian lưu thông từ 12:00 đến 14:00 hàng ngày.

– Người thân đi chăm sóc cha mẹ già đang ở một mình, bệnh nhân Covid-19 cách ly tại nhà một mình, khi di chuyển cần có giấy xác nhận của UBND xã phường hoặc cơ quan y tế.

– Luật sư tham gia tố tụng được lưu thông khi có thông báo yêu cầu, giấy triệu tập của các cơ quan tố tụng, khi lưu thông phải có các yếu tố nhận diện là thẻ luật sư trùng với giấy tờ.

– Cán bộ, công nhân viên, người lao động ngành tài chính ngân hàng, chứng khoán được lưu thông đổi ca làm việc hàng tuần. Thời gian di chuyển từ 16:30 đến 18:00 thứ sáu và 6:30 đến 8:00 thứ hai. Nhân viên doanh nghiệp xăng dầu, gas được lưu thông đổi ca làm việc từ 13: đến 15:00 ngày chủ nhật hàng tuần.

– Người lao động thuộc các doanh nghiệp Nhà nước được lưu thông đổi ca làm việc thời gian từ 15:00 đến 17:00 thứ bảy và 6:00 đến 7:30 thứ hai hàng tuần.

– Công nhân làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, phải nghỉ việc về nhà khi nhà máy ngưng hoạt động; người lao động đến nhà máy đổi ca làm việc (thời gian đổi ca không dưới 7 ngày/1 lần) hoặc người lao động đến làm việc tại công ty, nhà máy mở cửa hoạt động được phép lưu thông thời gian lưu thông từ 9:00 đến 11:00 hoặc từ 14:00 đến 16:00.

Trong đó, công nhân lưu thông từ nhà máy, công ty đến nơi cư trú; thuộc nhân viên công ty, doanh nghiệp được ban quản lý khu công nghiệp xác nhận và ghi rõ thời gian lưu thông, có xét nghiệm âm tính trong thời gian 5 ngày.

– Nhân viên bưu cục, giáo viên vận chuyển sách đến nhà dân cho các em học sinh không cần giấy đi đường nhưng phải mặc đồng phục ngành, đeo thẻ ngành có sách hoặc lịch, danh sách địa điểm giao sách.

– Giảng viên, giáo viên các trường học lưu thông đến trường hoặc điểm dạy học trực tuyến được lưu thông và mang thẻ ngành, có lịch giảng dạy được ban giám hiệu nhà trường ký duyệt.

Mặc dù 17 nhóm nêu trên không cần giấy đi đường nhưng phải khai báo di chuyển nội địa thông qua ứng dụng VNEID, sau đó quét mã QR tại các chốt kiểm soát dịch.

Người dân đi đường khai báo trên ứng dụng VNEID, dân “vùng xanh” khai báo ứng dụng Y tế HCM

Theo ghi nhận trong ngày 16-9 tại một chốt kiểm soát trên đường Phạm Thế Hiển, quận 8, TPHCM, người dân khi đi qua chốt này được yêu cầu khai báo trên ứng dụng VNEID (thực hiện trước đó) và đưa mã QR trên điện thoại thông minh tại chốt kiểm soát để quét mã kiểm tra QR.

Ghi nhận tại một số quận nội thành TPHCM như quận 1, 3 nhiều chốt kiểm soát đã được trang bị camera thì người dân chỉ cần đưa điện thoại có mã QR tạo sẵn vào mắt đọc camera để khai báo qua chốt. Việc quét này chỉ mất khoảng 5-10 giây.

Nhiều người dân tại TPHCM trong ngày 16-9 xác nhận khi di chuyển trên đường đều phải sử dụng mã QR từ ứng dụng VNEID để khai báo qua camera tự động hoặc quét từ điện thoại của lực lượng tại chốt kiểm soát.

Đại diện các công ty cung cấp shipper tại TPHCM cũng xác nhận tất cả các shipper khi di chuyển trên đường tại TPHCM đều phải sử dụng app VNEID để khai báo di chuyển.

Trong khi đó trong ngày 16-9 tại một số quận huyện “vùng xanh” được thí điểm mở cửa như quận 7, Cần Giờ, Củ Chi người dân cho biết khi đi đến siêu thị, cửa hàng tiện lợi thì sử dụng app Y tế HCM để khai báo y tế.

Chị Thu Vân sống tại quận 7, TPHCM cho biết sáng nay khi đi mua hàng tại một cửa hàng tiện lợi trong khu vực Phú Mỹ Hưng thì được yêu cầu cài đặt, khai báo y tế qua app Y tế HCM để cửa hàng kiểm tra, lưu giữ thông tin.

Một số shipper đi mua hàng tại siêu thị cho người dân cũng cho hay phải sử dụng app Y tế HCM để khai báo y tế khi mua hàng tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi tại quận 7, TPHCM.

Người dân khai báo bằng mã QR từ ứng dụng VNEID tại các chốt kiểm soát tại TPHCM. Ảnh: Lê Vũ
Người dân khai báo bằng mã QR từ ứng dụng VNEID tại các chốt kiểm soát tại TPHCM. Ảnh: Lê Vũ

Chánh Trung – Lê Anh

Theo KTSG Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Lượng hàng tồn trên thế giới tăng gần 30% so với...

0
(SGTT) - Lượng hàng tồn trên toàn cầu đạt 2.200 tỉ đô la vào tháng 3-2023, mức cao nhất trong 10 năm. Đến tháng...

Chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

0
Trong phiên họp thứ 20 diễn ra chiều 3-6, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thống nhất chuyển bệnh Covid-19 từ...

Các loại vaccine phòng Covid-19 “made in Vietnam” giờ ra sao?

0
(SGTT) - Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020, các công ty trong nước tham gia quá trình nghiên cứu và phát...

Đà Nẵng: Chợ Hàn hút du khách trở lại sau hai...

0
Chợ Hàn – ngôi chợ truyền thống tại Đà Nẵng được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến – bắt đầu thu...

Khi nào đại dịch Covid-19 sẽ kết thúc?

0
Hôm 5-5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với đại...

Đại dịch Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y...

0
Tối ngày 5-5 (giờ Việt Nam), Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus chính thức tuyên bố đại...

Kết nối