Thứ Ba, Tháng Chín 17, 2024

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng hơn 9% trong 10 tháng

(SGTT) – Theo Tổng cục thống kê, trong 10 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 10-2023, con số này tăng 7% so với cùng kỳ năm 2022. Nguyên nhân tăng là do nhu cầu tiêu dùng các vật phẩm văn hóa, giáo dục, đồ dùng gia đình tăng và dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch đang chuyển biến theo hướng tích cực.
Nhu cầu mua sắm các vật phẩm văn hóa, giáo dục, đồ dùng gia đình tăng dẫn đến tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng đầu năm 2023 tăng. Trong ảnh là khách hàng mua sắm ở một siêu thị. Ảnh: Lê Vũ

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, chỉ tính riêng tháng 10, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 536,3 ngàn tỉ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân tăng là do nhu cầu tiêu dùng các vật phẩm văn hóa, giáo dục, đồ dùng gia đình tăng và dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch đang chuyển biến theo hướng tích cực.

Tính chung 10 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt hơn 5.105 ngàn tỉ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng đầu năm chiếm hơn 78% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Một số nhóm hàng hóa có mức tăng trưởng hai con số như nhóm hàng vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 13,6%; lương thực, thực phẩm tăng 11,2%. Xét ở khía cạnh địa phương, doanh thu bán lẻ hàng hóa ở tỉnh Quảng Ninh tăng cao nhất với 12%, tiếp theo là những tỉnh khác như Bình Dương, Khánh Hòa, Đồng Nai, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng, TPHCM, Hà Nội…

Trong khoảng thời gian này, doanh thu du lịch, lữ hành chiếm 0,6% tổng mức và tăng 47,6% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do các địa phương dần triển khai nhiều sản phẩm du lịch, hoạt động văn hóa, thể thao nhằm kích cầu du lịch. Doanh thu của một số địa phương tăng so với cùng kỳ năm trước như Đà Nẵng tăng 143,8%; Khánh Hòa tăng 137,9%; Quảng Ninh tăng 94,9%; TPHCM tăng 68%; Hà Nội tăng 59,5%; Hải Phòng tăng 47,3%; Cần Thơ tăng 32,4%.

Doanh thu dịch vụ khác chiếm 10,4% tổng mức và tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhiều địa phương có mức tăng trưởng so với cùng kỳ như Ninh Bình, Điện Biên, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hà Nội, Cần Thơ, Hải Phòng. Ngược lại, một số tỉnh thành giảm như TPHCM, Hà Nam.

Trúc Đào

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Sắp diễn ra ngày hội kết nối thương hiệu của khối...

0
(SGTT) - Ngày hội kết nối thương hiệu, sử dụng sản phẩm trong ngành của khối các cơ quan Trung ương tại TPHCM năm...

Các chuỗi bán lẻ Mỹ giảm giá khi người tiêu dùng...

0
(SGTT) - Target và Walmart, hai trong số chuỗi bán lẻ lớn nhất Mỹ, quyết định hạ giá hàng ngàn sản phẩm khi sức...

‘Vũ khí bí mật’ của nền kinh tế Mỹ: nhóm dân...

0
(SGTT) - Nhóm dân số già từ 65 tuổi trở lên đạt tỷ lệ chi tiêu cao kỷ lục trong tổng chi tiêu của...

Hơn 30% hộ dân chịu ảnh hưởng do giá hàng hóa,...

0
(SGTT) - Khảo sát tình hình đời sống của hộ dân cư do Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, trong 8 tháng...

Kích cầu tiêu dùng để kích thích tăng trưởng

0
Cầu tiêu dùng suy yếu đang là một trong những yếu tố ảnh hưởng lên động lực mở rộng đầu tư, hoạt động sản...

Các xu hướng tiêu dùng chính của người Việt sau đại...

0
(SGTT) - Sau quãng thời gian tương đối dài phải đối mặt và vượt qua những thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra,...

Kết nối