Thứ Ba, Tháng Mười 15, 2024

Tìm cơ hội đưa thủy sản vào EU

Việc xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng nông, thủy sản nói riêng của Việt Nam vào Phần Lan chưa nhiều, mặc dù hai nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao cách đây hơn 40 năm. Tuy nhiên, thông qua một dự án do chính phủ nước này tài trợ, các doanh nghiệp trong nước có thể tận dụng cơ hội để mở rộng xuất khẩu vào các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU).

Tăng nhưng chậm

Phát biểu tại lễ ra mắt dự án “Hỗ trợ phát triển xuất khẩu nông, thủy sản vào thị trường Phần Lan và Bắc Âu”, được tổ chức cuối tuần rồi tại thành phố Cần Thơ, ông Nguyễn Phương Lam, Phó giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ, cho rằng Phần Lan là đối tác quan trọng của Việt Nam, là quốc gia nằm ở top 15 trong số những nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất châu Âu.

Tuy nhiên, theo ông Lam, qua hơn 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Phần Lan dù có tăng nhưng vẫn còn khá khiêm tốn. Cụ thể, trong năm 2013, xuất khẩu của Phần Lan sang Việt Nam tăng 13% so với năm 2011 và ngược lại của Viêt Nam sang quốc gia này tăng 18% nhưng thương mại qua lại giữa hai nước cũng chỉ đạt có 228 triệu đô la Mỹ.

Thông qua dự án này, doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội này để đẩy mạnh xuất khẩu vào EU. Trong ảnh là nhân công chế biến tôm xuất khẩu tại một doanh nghiệp ở ĐBSCL. Ảnh: Trung Chánh
Thông qua dự án này, doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội này để đẩy mạnh xuất khẩu vào EU. Trong ảnh là nhân công chế biến tôm xuất khẩu tại một doanh nghiệp ở ĐBSCL. Ảnh: Trung Chánh

Cũng theo ông Lam, những mặt hàng chủ lực của Phần Lan xuất vào Việt Nam là sản phẩm thuộc ngành công nghiệp như chế tạo sắt, thép, hóa chất, sản phẩm giấy và gỗ, máy móc, thiết bị điện tử. Trong khi đó, Việt Nam bán qua thị trường này chủ yếu là cà phê, cao su, giày dép các loại, hàng thủ công mỹ nghệ, dệt may, sản phẩm gỗ, sản phẩm từ chất dẻo, xe đạp và phụ tùng xe đạp.

Riêng đối với mặt hàng thủy sản, nếu như năm 2008 kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt 150.000 đô la Mỹ, thì hai năm sau, tức vào năm 2010 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này cũng chỉ đạt 223.000 đô la Mỹ, một con số còn khá khiêm tốn.

Không chỉ hoạt động giao thương hạn chế, theo ông Kimmo Lähdevirta, Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam, hàng hóa của Việt Nam, nhất là mặt hàng nông, thủy sản được doanh nghiệp trong nước xuất khẩu sang đây chủ yếu ở dạng thô nên giá trị kinh tế thấp.

Tận dụng cơ hội

Ông Kimmo Lähdevirta khẳng định Phần Lan có nhu cầu khá lớn về hàng hóa từ Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng nông, thủy sản như cá tra, cá ngừ và tôm, dẫu rằng hiện tại kim ngạch xuất khẩu sang nước này đạt được khá thấp như đã nêu ở trên.

Một số nhà chuyên môn cho rằng, thông qua dự án hỗ trợ do Chính phủ Phần Lan tài trợ, doanh nghiệp ĐBSCL có thể tận dụng cơ hội này để đẩy mạnh đưa hàng hóa vào Phần Lan nói riêng và vào EU nói chung, vì tiêu chuẩn nhập khẩu của Phần Lan cũng khá tương đồng so với các quốc gia khác trong khối này.

Ông Nguyễn Tuấn Hải, Giám đốc dự án hỗ trợ phát triển xuất khẩu nông, thủy sản vào thị trường Phần Lan và Bắc Âu, cho biết tham gia vào dự án, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ, giúp nâng cao năng lực chế biến và xuất khẩu; tăng khả năng tiếp cận thông tin, những quy định mới của thị trường nhập khẩu; hỗ trợ khảo sát thị trường, tìm kiếm đối tác thương mại, giúp doanh nghiệp có thêm cơ hội bán sản phẩm...

Tuy nhiên, ông Kimmo Lähdevirta cũng đưa ra khuyến cáo, ngoài việc đáp ứng các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, doanh nghiệp ĐBSCL cần thường xuyên cập nhật các tiêu chuẩn, quy định mới, được thị trường nhập khẩu công bố. Đặc biệt, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra an toàn sức khỏe cho công nhân và vệ sinh thiết bị máy móc.

Đứng ở góc độ doanh nghiệp, ông Lê Văn Hậu, Giám đốc Công ty Phước Anh (Vĩnh Long), cho biết doanh nghiệp ĐBSCL khó tiếp cận được thị trường này là do năng lực tài chính có hạn, thiếu thông tin về đối tác và thiếu đầu tư máy móc thiết bị. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đã tuân thủ, nắm được thông tin, đáp ứng được các quy định, yêu cầu và thỏa mãn được điều kiện của thị trường Phần Lan, thì việc đưa hàng hóa vào nước này nói riêng và EU nói chung cũng sẽ đơn giản hơn. Ông Hậu cho biết, tỷ trọng xuất khẩu thủy sản của công ty sang EU chiếm đến khoảng 20% tổng kim ngạch hàng năm, chủ yếu là mặt hàng cá tra phi lê đông lạnh.

Thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy trong năm 2013, EU là một trong những thị trường dẫn đầu về nhập khẩu thủy sản Việt Nam với kim ngạch đạt khoảng 1,1 tỉ đô la Mỹ, chiếm trên 17% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt gần 370 triệu đô la Mỹ, cá tra và cá ngừ lần lượt đạt gần 354 triệu đô la và 178 triệu đô la.

Trung Chánh

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Nhiều địa phương thả hàng triệu con giống cá, tôm để...

0
Những ngày qua, ngành nông nghiệp của nhiều địa phương như Trà Vinh, Bạc Liêu, Đồng Nai… đã thả hàng triệu con giống tôm, cá...

Xuất khẩu cá tra, tôm, đồ gỗ giảm sâu trong tháng...

0
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 2 này, giá trị xuất khẩu của nhiều mặt hàng xuất khẩu quan...

Ban hành quy định phân hạng về an toàn thực phẩm...

0
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Thông tư Quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm...

Cần Thơ mở rộng giao thương hàng nông thuỷ sản

0
(SGTT) - Trong khuôn khổ Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Cần Thơ năm 2022, chiều ngày 2-11, Sở Nông nghiệp và Phát triển...

Mùa ốc ruốc trên biển Bãi Dài, Cam Ranh

0
(SGTT) - Ốc ruốc cào từ biển đem lên bờ còn thơm mùi muối biển và thoang thoảng vị tanh. Cứ từng bao ốc...

Artemia, kế sinh nhai của người dân “vùng nước mặn”

0
(SGTT) - Với đôi chân trần đạp lên cái nắng gắt gao, người dân Vĩnh Châu, Sóc Trăng phải lội bùn lội đất, túc...

Kết nối