Thứ Năm, Tháng Ba 28, 2024

Ti vi màn hình OLED

Lê Duy –

Hai thương hiệu ti vi từ Hàn Quốc là LG và Samsung đã quá quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Ngoài những chiếc ti vi LCD, hai nhà sản xuất này đang có kế hoạch và lộ trình để cho ra đời những chiếc ti vi công nghệ OLED với màn hình khổng lồ…

Đối với LG Display, hãng sản xuất màn hình LCD lớn nhất thế giới hiện nay, có vẻ như triển vọng kinh doanh ti vi của họ không mấy tươi sáng. Doanh nghiệp Hàn Quốc này đặt cược nhiều vào ti vi màn hình lớn, sử dụng công nghệ đèn nền màn hình OLED (organic light-emitting diodes). Không giống như màn hình LCD chỉ dựa trên nguồn sáng riêng phía dưới màn hình, OLED tự chiếu sáng, kết quả là giúp thiết kế màn hình mỏng hơn, nhẹ hơn. Ti vi OLED cũng cho dải màu rộng hơn và sắc tối đậm hơn. Theo ông Han Sang Beom, CEO của LG Display, khi so sánh hai màn hình, LCD và OLED, sự khác biệt là rất rõ ràng.

LG đã có những chiếc ti vi OLED kích thước lớn, như chiếc LG 105UC9T 105 inch màn hình cong, nhưng mức giá lại quá cao, khoảng 2 tỉ đồng.
LG đã có những chiếc ti vi OLED kích thước lớn, như chiếc LG 105UC9T 105 inch màn hình cong, nhưng mức giá lại quá cao, khoảng 2 tỉ đồng.

Ngày nay, ti vi có thể mỏng như chiếc điện thoại thông minh. LG Display đã đầu tư 3 tỉ đô la Mỹ từ năm 2010 vào các nhà máy sản xuất OLED. Những chiếc ti vi OLED đầu tiên có màn hình 55 inch, 65 inch và 77 inch, đều do LG Electronics sản xuất, cũng là một nhánh thuộc Tập đoàn LG. Giá bán lẻ tham khảo của model 55 inch là khoảng 120 triệu đồng; so với một chiếc ti vi có kích thước tương tự nhưng dùng công nghệ LCD của Samsung Electronics là 43,5 triệu đồng.

LG Display và LG Electronics đã đẩy mạnh công nghệ màn hình OLED vào thị trường tiêu dùng, cố khuyến khích người tiêu dùng mua nhiều ti vi hơn. LG, Samsung và một số nhà sản xuất ti vi khác bắt đầu tiếp thị mạnh tay cho ti vi 3D từ năm 2010, nhưng số lượng bán ra không như mong muốn. Còn với công nghệ OLED mới này, LG đang vạch lộ trình riêng của họ. Samsung vẫn đi đầu trong màn hình OLED kích thước nhỏ hơn dành cho thiết bị di động, mà phần lớn dùng trong dòng điện thoại Galaxy và bán màn hình cho các nhà sản xuất thiết bị tại Trung Quốc. Samsung vẫn chưa đưa công nghệ OLED vào màn hình kích thước lớn mà vẫn dùng công nghệ LCD. Trong khi LG Electronics vẫn còn nằm khá xa, ở vị trí thứ năm trong thị trường điện thoại thì LG Display không có nhu cầu màn hình kích thước nhỏ để lấy nguồn cung từ trong nội bộ, mà tập trung vào màn hình OLED khổ lớn.

Điều đó cho phép LG Display có được lợi thế cạnh tranh so với Samsung trong thị trường OLED khổ lớn. Cả hai công ty này bất đồng về việc quyết định đâu là chất liệu tốt nhất để lấy làm đèn nền cho màn hình. LG sử dụng oxide kim loại, còn Samsung lại thiên về chất liệu polysilicon nhiệt độ thấp. Theo Alberto Moel, nhà phân tích tại Hồng Kông, lựa chọn của Samsung hoạt động rất tốt trên thiết bị di động, nhưng lại gặp nhiều vấn đề về tính nhất quán về hình ảnh khi hiển thị trên màn hình khổ lớn. Còn quy trình sản xuất của LG lại tiết kiệm chi phí hơn nhưng giá bán ra lại còn quá cao đối với hầu hết người tiêu dùng. Theo Moel, OLED cần có mức giá cạnh tranh hơn thì mới mong người tiêu dùng chuyển sang công nghệ này. Theo Peter Yu, một nhà phân tích ở BNP Paribas tại Seoul, LG Display từng phải chịu nhiều tổn thất trong mảng kinh doanh OLED, khoảng 1.200 tỉ won (1,1 tỉ đô la Mỹ) trong hai năm (2014 và 2015). Tuy vậy, mảng kinh doanh LCD của LG Display lại khả quan: năm ngoái, LG Display đạt 917 tỉ won lợi nhuận trong tổng doanh thu 26.500 tỉ won. Ông Yu ước tính mảng LCD của LG năm nay sẽ đạt mức lợi nhuận khoảng 1.600 tỉ won. Nhưng màn hình LCD của LG đang bị các doanh nghiệp mới ở Trung Quốc cạnh tranh rất gay gắt. BOE Technology có trụ sở ở Bắc Kinh hồi cuối tháng 4 vừa rồi cho biết họ sẽ chi 40 tỉ nhân dân tệ (6,45 tỉ đô la) đầu tư vào nhà máy sản xuất LCD, dự kiến sẽ cho ra các màn hình ti vi khổ lớn vào năm 2018. Và các nhà máy Trung Quốc luôn nổi tiếng về sản lượng sản phẩm.

LG Display ước tính trong năm nay sẽ bán được khoảng 600.000 ti vi OLED và năm tới sẽ là 1,5 triệu chiếc. Nếu quy trình sản xuất panel màn hình OLED hiệu quả hơn sẽ giúp giảm giá thành sản phẩm.

Đến nay, một số nhà sản xuất Trung Quốc và Nhật Bản cũng đang quan tâm đến công nghệ màn hình OLED khổ lớn, Samsung cũng vậy bởi vì ngành sản xuất ti vi đang mới chỉ bắt đầu tiến vào công nghệ OLED. Thế mạnh của công nghệ này không chỉ tạo ra được những màn hình cực mỏng, mà chúng còn là nền tảng để tạo ra các loại màn hình có thể gấp được, có thể uốn bẻ cong.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Thế giới xung quanh ngôi chợ du lịch lớn nhất Đà...

0
(SGTT) – Chợ Hàn – Ngôi chợ truyền thống lâu đời tại Đà Nẵng, đang là điểm đến được nhiều du khách quốc tế...

Phong trào chạy bộ nở rộ nhưng không phải ai cũng...

0
(SGTT) - Hiện phong trào chạy bộ đang phát triển mạnh tại khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước. Tuy nhiên, các bác...

Thơm lừng góc chợ Gò Vấp gánh súp cua cô Liên,...

0
(SGTT) - Nếu có dịp đi ngang chợ Gò Vấp và ghé nơi đây mua sắm, ẩm thực là một trong những điều mà...

Hà Nội: Gần 80 gian hàng tham gia Lễ hội Ẩm...

0
Sau ba mùa thành công trước đó, Lễ hội Ẩm thực Pháp "Balade en France" sẽ trở lại với quy mô lớn gấp đôi...

Công thức hai món ăn ‘hot trend’: Milo nấm và bánh...

0
(SGTT) - Sau nhiều trào lưu ẩm thực, hai món ăn milo nấm và bánh mì phô mai tan chảy hiện đang là trào...

‘Mùa cỏ cháy’ trên cung đường trekking Tà Năng – Phan...

0
(SGTT) - Tà Năng - Phan Dũng được xem là một trong những cung đường trekking bậc đẹp nhất Việt Nam. Với thảm thực...

Kết nối