Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024

Thúc đẩy số hóa trong truy xuất nguồn gốc nông sản

Tại diễn đàn về số hóa trong việc truy xuất nguồn gốc nông sản diễn ra vào sáng nay (28-2), nhiều giải pháp được đề ra để thúc đẩy số hóa trong truy suất nguồn gốc của nông sản như thiết lập phần mềm về quản lý cơ sở đóng gói, cơ sở dữ liệu quốc gia về mã số vùng trồng…
Người tiêu dùng truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Ảnh: TL

TTXVN đưa tin, một trong những quy trình để có thể quản lý việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm là tiến hành cập nhật những thông tin của hàng hóa từ giai đoạn ở vườn trồng đến cơ sở đóng gói, chế biến, lưu kho, vận chuyển, phân phối và tiêu dùng.

Hiện nay, cả nước đang có 19.000 hợp tác xã nông nghiệp, 14.200 doanh nghiệp nông nghiệp, 7.500 cơ sở chế biến nông nghiệp, 9.400 siêu thị và chợ… Việc số hóa (chuyển đổi thông tin, dữ liệu sang hệ thống kỹ thuật số) trong truy xuất nguồn gốc nông sản cũng là một nội dung trong chuyển đổi số ngành nông nghiệp.

Tại diễn đàn nêu trên, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, đơn vị đang thiết lập phần mềm về quản lý cơ sở đóng gói.

Trước mắt, cơ quan này đã có phần mềm về cơ sở dữ liệu quốc gia về mã số vùng trồng. Dữ liệu này phục vụ cho các cơ quan quản lý chuyên ngành và địa phương, đồng thời, kết nối dữ liệu với “nhật ký đồng ruộng” của cá nhân, doanh nghiệp sản xuất.

Còn theo đại diện Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, liên quan đến hệ thống truy xuất nguồn gốc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phần mềm đang kết nối, chia sẻ dữ liệu với 8 hệ thống truy xuất nguồn gốc của 8 tỉnh thành với gần 4.000 doanh nghiệp. Tổng bộ mã truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm là gần 17.000 mã.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho rằng, hệ thống văn bản, tiêu chuẩn, quy chuẩn của hệ thống còn nhiều hạn chế như chưa chi tiết; truy xuất nguồn gốc chưa đồng bộ; cộng thêm việc dễ dàng tạo ra một mã QR cho mỗi sản phẩm tiềm ẩn nguy cơ doanh nghiệp có thể mua phải hàng hóa kém chất lượng…

Do đó, hệ thống quản lý về truy xuất nguồn gốc cần sự kết nối, phát triển theo hướng liên thông, tập trung như cập nhật tất cả thông tin của hợp tác xã, ngành hàng, giá bán, giá mua nông sản… Mục đích của việc làm này là để cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu hiểu rõ thông tin sản phẩm thì có thể tham khảo.

T.Đào

Theo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Nông sản mới từ ca cao và mật hoa dừa vùng...

0
(SGTT) -  Sau sự thành công của các vị socola khác nhau như socola tiêu Phú Quốc, quế Trà Bồng, dừa Bến Tre, mắc...

AI mở rộng cánh cửa thị trường cho sản phẩm số

0
(SGTT) - Các doanh nghiệp toàn cầu đã nhận ra sức mạnh của AI trong việc xây dựng và phát triển các sản phẩm...

TPHCM: Đưa toàn bộ hoạt động hành chính lên nền tảng...

0
(SGTT) - Để năm 2025 các thủ tục liên quan đến hành chính diễn ra được trên nền tảng số thì ngay từ bây...

TPHCM khai trương Trung tâm chuyển đổi số

0
(SGTT) - Chính thức thành lập Trung tâm chuyển đổi số, TPHCM sẽ đẩy mạnh chuyển đổi số trong năm 2024 với mục tiêu...

Thống nhất ‘cửa khẩu số’ để tạo thuận lợi trong quy...

0
(SGTT) - Việc mỗi địa phương xây dựng một nền tảng cửa khẩu số sẽ dẫn đến sự không thống nhất về các quy...

Giấy chuyển tuyến cho bệnh nhân, tại sao chưa thể bỏ...

0
(SGTT) – Theo một số bác sĩ và lãnh đạo bệnh viện, giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh có thể vẫn còn gây phiền...

Kết nối