Chủ Nhật, Tháng Chín 1, 2024

Thăm phố cổ Hội An nhớ ghé làng gốm Thanh Hà hơn 500 tuổi

(SGTT) – Nằm nép mình dưới bóng tre xanh bên bờ sông Thu Bồn, làng gốm Thanh Hà có lịch sử hơn 500 năm ở Hội An là một trong số các làng nghề truyền thống cổ xưa,

Làng nghề truyền thống cổ xưa

Những con đường trong làng, giống như một khu triển lãm các sản phẩm gốm. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Về thăm phố cổ Hội An, ngoài việc thong thả dạo bộ trên những con phố nhỏ hẹp giữa những ngôi nhà cổ xưa, tường rêu mốc, mái ngói thâm nâu, hoặc tham quan chùa Cầu nổi tiếng, hay ngồi thuyền thả hoa đăng trên sông Hoài buổi tối… thì một điểm không nên bỏ qua với các du khách: làng gốm Thanh Hà.

Cách trung tâm Hội An chỉ khoảng vài km về phía tây, ngôi làng nghề cổ xưa này nằm nép mình bên bờ sông Thu Bồn, có nhiều điều thú vị dành cho các du khách gần xa.

Mọi khoảng đất trống đều được tận dụng để hong, phơi sản phẩm. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Làng gốm Thanh Hà xinh đẹp và yên bình, rợp một màu xanh của cây cối. Nhưng con đường nhỏ ngang dọc trong làng nghề được lát gạch, giữ lại nét cổ xưa. Mùa nắng, hầu như mọi khoảnh đất trống trong làng đều được tận dụng để phơi, hong khô sản phẩm đã tạo hình.

Công viên đất nung tọa lạc giữa làng nghề, trung bày, giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề này. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Sự sáng tạo độc đáo của cư dân làng nghề

Từ xa xưa, khi chưa có những “điện” với “moteur”, những cư dân làng gốm nơi đây đã sáng tạo ra phương pháp đặc biệt để sản xuất. Họ dùng chính sức người để “chạy” chiếc bàn xoay – công cụ quan trọng nhất để sản xuất gốm.

Để làm việc cần có 2 người, một người tạo hình sản phẩm, người còn lại đứng trên một bệ đỡ cố định, dùng một chân đạp lên mép chiếc bàn gỗ có trục xoay để làm bàn xoay, trong lúc đôi tay người này nhào đất trên chiếc bàn trước mặt.

Tạo hình sản phẩm trên bàn xoay. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Hiện tại các xưởng gốm trong làng nghề hầu hết đã trang bị bàn xoay chạy bằng động cơ điện, nhưng còn không ít hộ vẫn sản xuất bằng phương pháp truyền thống, sẵn sàng biểu diễn công việc sản xuất gốm với du khách tham quan.

Biểu diễn công đoạn tạo hình sản phẩm theo phương pháp truyền thống, hoàn toàn sử dụng sức người. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Khi đến nơi đây, du khách còn có thể được trải nghiệm việc tự tay tạo hình sản phẩm, bởi các gia đình ở đây rất hiếu khách và nhiệt tình trong việc giới thiệu về lịch sử làng nghề cũng như hướng dẫn thao tác cho du khách tham quan.

Những con vật bằng đất nung nhỏ xinh xắn. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Ngoài ra, bàn tay khéo léo của những nghệ nhân nơi đây còn tạo ra những con vật xinh xắn, sống động hoàn toàn bằng phương pháp thủ công.

Ngô Hòa Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Phác thảo lộ trình hướng tới du lịch bền vững của...

0
(SGTT) - Việc một số nước trên thế giới đang có quan điểm “phản đối phát triển du lịch quá mức” là cơ hội...

Khu du lịch ven rừng ở Khánh Hoà thực hiện du...

0
(SGTT) – Làng Nhỏ - Hồ Láng Nhớt ở thôn Đá Mài, xã Diên Tân, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa là một khu...

Quảng Nam có 25 doanh nghiệp đạt chứng nhận du lịch...

0
(SGTT) - Tỉnh Quảng Nam là địa phương đầu tiên trên cả nước ban hành và triển khai áp dụng bộ tiêu chí du...

Đến Cù Lao Chàm mùa hoa ngô đồng đỏ

0
(SGTT) - Vào thời điểm cuối tháng 7, đầu tháng 8, khi mùa ngô đồng đỏ nở rộ khoe sắc khắp trên đảo Cù...

Đến Hội An, xem triển lãm ‘Búp bê Nhật Bản’ và...

0
(SGTT) – Từ nay đến hết ngày 4-8, khi du lịch tại phố cổ Hội An, du khách sẽ có dịp hòa mình vào...

Sắp diễn ra sự kiện Giao lưu văn hóa Hội An...

0
(SGTT) - Từ ngày 2-8 đến 4-8, sự kiện Giao lưu văn hóa Hội An – Nhật Bản lần thứ 20 sẽ diễn ra...

Kết nối