Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024

Thắc mắc mùa dịch: Nguy cơ mắc các chứng rối loạn tâm thần trong đại dịch

(SGTT) – Trong thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến nhiều người phải cách ly, mất việc làm, áp lực gia tăng nên dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng, stress (căng thẳng), thậm chí có thể dẫn đến mắc các chứng bệnh rối loạn tâm thần và cảm xúc.

Gia tăng tỷ lệ mắc chứng rối loạn tâm thần trong mùa dịch

Làn sóng dịch Covid 19 là một sang chấn nghiêm trọng tác động đến nhiều khía cạnh của con người như: gây nhiễm bệnh, thiệt hại vật chất, gia tăng tỷ lệ tử vong, cách ly gia đình; trong đó mất người thân và ly tán là nguyên nhân chính gây ra các rối loạn về tâm lý, tâm thần trong mùa dịch hiện nay.

Tình trạng stress cấp, lo âu, hoảng loạn, trầm cảm, stress sau sang chấn tâm lý… là những vấn đề tâm thần thường gặp ở các đại dịch.

Trong dịch Covid-19, cách ly tập trung là các biện pháp cần thiết để ngăn chặn dịch bùng phát tại các khu vực nhưng chính điều này làm dấy lên nỗi lo sợ bị cách ly. Thực tế, khi trường hợp xảy ra cách ly, một số người trở nên hoảng loạn, những đau đớn dồn nén lâu ngày có thể rơi vào trầm cảm.

Bên cạnh đó, khi chứng kiến mất người thân trong đại dịch, tỷ lệ tử vong ngày càng tăng, khu vực sinh sống bị phong tỏa, cách ly do tiếp xúc với các ca bệnh, thay đổi nề nếp sinh hoạt, trẻ nhỏ phải nghỉ học, người lớn đang đi làm bị mất việc, mất thu nhập… đây là những nhóm đối tượng điển hình của sự thiếu thốn về tình cảm, tiền bạc, tự do, mất nếp sinh hoạt hàng ngày. Điều này dẫn đến tình trạng đối mặt với những khó khăn, liên tục suy nghĩ nhiều vấn đề khác nhau, từ đó có thể gây stress cho cơ thể.

Tại bệnh viện, trong quá trình tư vấn từ xa qua mạng và điện thoại, các bác sĩ nhận thấy rằng vấn đề lo âu về bệnh tật, nhiễm bệnh thì ít mà lo lắng, căng thẳng do bị cách ly như: y tế đáp ứng chưa đầy đủ khi có các triệu chứng tương tự Covid-19, bị thiếu lương thực, điều kiện cơ sở vật chất còn chưa hoàn thiện, va chạm giữa các luồng văn hóa … là những câu hỏi thường được xin tư vấn nhiều nhất.

Những biểu hiện nào nên đi khám sức khỏe tâm thần?

Dịch Covid-19 ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm lý, tâm thần của tất cả mọi người. Vì vậy, khi có một số triệu chứng của rối loạn nên chủ động liên lạc với bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Các triệu chứng của trầm cảm thể hiện qua sắc diện buồn bả, ảm đạm, u uất, mắt mất sinh khí thất thần, cử chỉ chậm chạp, giọng nói nhỏ hụt hơi (rề rà, uể oải), thường né tránh mọi mối quan hệ giao tiếp, xa lánh bạn bè người thân, không muốn làm việc, thu mình vào một góc như trốn chạy một điều gì, bỏ qua những thói quen yêu thích hàng ngày, luôn cảm thấy có lỗi…

Ngoài ra, những biểu hiện của lo âu thường xuất hiện với vẻ mặt lo lắng, căng thẳng, bồn chồn, tay chân động đậy, tim đập nhanh, khô nước bọt, đau đầu, căng cơ. Hoặc tình trạng khó kiểm soát lời nói, hành động, cảm xúc, có khuynh hướng bùng nổ… là một số biểu hiện thường gặp của stress.

Những triệu chứng kể trên rất đáng được quan tâm, vì gần 1/3 dân số thường có các biểu hiện này mà không phải ai cũng biết để kịp thời kiểm soát hoặc hóa giải tình trạng này.

Ngoài ra, người mắc các vấn đề tinh thần còn có thể có biểu hiện mất ngủ, rối loạn chuyển hóa Lipid máu, huyết áp không ổn định, xuất mồ hôi lạnh hoặc đổ mồ hôi tay…. Theo các nghiên cứu có thể xem đây là những triệu chứng của Hội chứng các rối loạn cơ thể không giải thích được bằng y khoa (MUPS- Medically Unexplained Physical Symptom); đôi khi còn gọi không đầy đủ ý nghĩa với các tên khác như: Somatization hoặc Somatoform disorder.

Đáng chú ý, dù đại dịch Covid 19 xảy ra hay không thì các triệu chứng này cũng có đặc tính chung giống nhau. Triệu chứng bệnh dai dẳng, xuất hiện có khi cùng lúc nhiều cơ quan, đi khám nhiều nơi, nhiều chuyên khoa, làm rất nhiều xét nghiệm, đôi khi thực hiện các gói khám cao cấp nhưng người bệnh không tìm ra tổn thương nào có thể giải thích được tình trạng bản thân đang gặp phải.

Chính vì vậy, việc điều trị các chứng rối loạn về tâm lý, tâm thần sẽ không hiệu quả và người bệnh luôn có tâm thế nghi ngờ hệ thống y tế, đánh giá thấp các y bác sĩ và tìm kiếm những phương cách điều trị không chính thống khác.

BS Đoàn Nhật Trung

CKI Y học Gia đình – Ths Tâm lý học Lâm sàng và Y Khoa  

Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á 

Video: Minh Thảo

Sài Gòn Tiếp Thị thông qua chuyên mục “Thắc mắc mùa dịch” sẽ là cầu nối để bác sĩ, chuyên gia y tế giải đáp các thắc mắc từ bạn đọc một cách nhanh chóng và chính xác. Bạn đọc có câu hỏi cần giải đáp hãy bình luận (comment) ngay dưới các bài viết thuộc chuyên mục này hoặc gửi mail về cho chúng tôi qua email admin@sgtiepthi.vn, hoặc gửi câu hỏi qua fanpage của báo.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Mẹ rùa Malaysia vượt biển đến Côn Đảo đẻ trứng

0
(SGTT) - Ngày 22-4, một rùa mẹ đeo thẻ quốc gia Malaysia đã bơi vào bãi Cát Lớn tại hòn Bảy Cạnh, thuộc Vườn...

Ẩm thực hiện đại qua ‘góc nhìn’ đầu bếp Huỳnh Quang...

0
(SGTT) - Chọn phong vị ẩm thực hiện đại, đầu bếp Huỳnh Quang Viên đến từ Quảng Ngãi đã có buổi chia sẻ kiến...

Trốn nắng Sài Gòn tại không gian xanh mát của S’mores...

0
(SGTT) - Với không gian nhiều mảng xanh, S'mores Caffè là điểm đến lý tưởng để mọi người tìm kiếm sự mát mẻ giữa...

Thủ phủ dừa Bến Tre ‘gồng mình’ chống chọi với xâm...

0
(SGTT) - Mặc dù giá dừa đang tốt hơn năm trước nhưng tình hình hạn mặn, mùa khô kéo dài đã khiến năng suất...

Dấu xưa – Hồn phố: Về Long An, ghé thăm làng...

0
(SGTT) - Trải qua bao thăng trầm, nhiều thế hệ người dân xã Long Cang, huyện Cần Đước, tỉnh Long An vẫn gắn bó...

Ẩm thực Michelin: Trải nghiệm tô phở được Michelin đề xuất...

0
(SGTT) - Trong nhiều thương hiệu phở có tiếng tại TPHCM, quán Phở Việt Nam được thực khách nhớ đến bởi sự chỉn chu...

Kết nối