Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Sử dụng lại sách giáo khoa là cần thiết

Gần đây, dư luận đang nóng với vấn đề sách giáo khoa. Nhiều người bức xúc vì gặp khó khăn trong việc mua sách giáo khoa mới hay với việc chỉ đạo của Bộ Giáo dục và đào tạo để học sinh không viết, vẽ vào sách giáo khoa.

Tôi cũng có con trong độ tuổi đi học. Trước đây, khi con của tôi còn học cấp 1, tôi có thói quen năm nào cũng mua cho con một bộ sách giáo khoa mới. Vì khi đó tôi thấy con phải viết vào sách khá nhiều. Và quan trọng là do tâm lý của chính bản thân, một bộ sách giá cũng không đắt, chỉ hơn 100.000 đồng là được dùng sách mới. Ngày xưa, khi tôi còn đi học, vào những năm bao cấp khó khăn, tôi thường xuyên phải dùng sách cũ. May thì chọn được quyển sách còn mới, không bị xé mất trang nào. Rủi thì phải dùng cuốn sách bị mực lem bẩn, thỉnh thoảng có trang còn bị vẽ bậy, hay quăn góc, mất trang. Tâm lý đó khiến tôi luôn muốn con được dùng sách giáo khoa mới.

Nhưng từ khi con lên cấp 2, cô bạn thân có con học trên con tôi một lớp ngỏ ý cho con tôi sách của con cô ấy. Cô ấy còn nói là sách con cô ấy dùng rất kỹ nếu con tôi thấy ổn thì dùng, không thì bán giấy vụn. Kiểm tra, thấy sách còn khá mới nên tôi đã đồng ý để con tôi sử dụng. Tôi đã dặn con là khi vào năm học, so với sách của bạn, nếu thấy khác không dùng được thì về nói với mẹ. Nhưng con tôi đã học được với bộ sách đó. Và từ đó đến nay, tôi đã không phải mua sách cho con.

Tôi không quan tâm đến những điều như việc ai thu được lợi trong việc in mới sách giáo khoa, cơ quan nào chịu trách nhiệm về nội dung… tôi chỉ nghĩ đến những lợi ích của việc sử dụng lại sách giáo khoa. Trước tiên, đó là việc rèn cho bọn trẻ tính cẩn thận, biết yêu quý sách vở như những người bạn thân. Độ tuổi học sinh là độ tuổi đang hình thành nhân cách. Các bậc cha mẹ nên chú ý đến từng việc dù nhỏ để rèn tính nết của con. Dùng lại sách giáo khoa còn tiết kiệm được một khoản tiền khá lớn cho xã hội. Việc khuyến khích dùng lại sách giáo khoa cũ nếu trở thành một tiền lệ thì mọi việc sẽ khác. Đây cũng là một cách thiết thực để dạy cho trẻ về đức tính tiết kiệm. Để tiện lợi cho các bậc phụ huynh trong việc mua sách giáo khoa, thiết nghĩ Bộ Giáo dục và đào tạo nên có chủ trương thu mua cũng như bán sách cũ tại hệ thống cửa hàng sách của Bộ. Có thể sách cũ không bán chạy ở các thành phố lớn, nơi có nền kinh tế phát triển, nhưng ở các vùng nông thôn, đặc biệt là các vùng xa xôi hẻo lánh, khi mà các em học sinh thậm chí còn phải nhịn đói tới trường thì chắc chắn sách giáo khoa cũ với mức giá giảm 30-50% sẽ được chào đón. Việc làm nào lúc đầu cũng sẽ gặp khó khăn. Nhưng nếu xã hội đồng thuận, gia đình đồng tâm thì tôi nghĩ rồi việc này cũng làm được.

Trà My (Hà Nội)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Đến Hòa Bình khám phá hồ Sam Tạng

0
(SGTT) – Cách thị trấn Mai Châu khoảng 15km, hồ Sam Tạng là điểm check-in chưa được nhiều du khách biết đến khi ghé...

Bữa sáng Sài Gòn: Ghé quán cháo lòng gia truyền 80...

0
(SGTT) - Nổi tiếng với món cháo lòng gia truyền hơn 80 năm, quán bà Út nằm ngay trung tâm quận 1 là điểm...

EU thất thu lớn vì giá tín chỉ carbon giảm sâu

0
(SGTT) - Giá carbon ở Liên minh châu Âu (EU) giảm mạnh trong năm nay khiến doanh thu bán tín chỉ carbon của EU...

Tăng cường 2.000 chuyến bay đêm, giá vé ‘hạ nhiệt’ dịp...

0
(SGTT) - Hãng hàng không Vietnam Airlines cho biết đang mở bán tăng cường 2.000 chuyến bay đêm (từ sau 21:00 giờ) trên các...

Thơm lừng góc chợ Phạm Văn Hai với tô bánh đa...

0
(SGTT) - Bánh đa là sợi bánh thân quen trong một số món ăn của người dân Hải Phòng. Theo dòng chảy văn hóa...

Thảo Cầm Viên tổ chức lễ hội ẩm thực ba miền...

0
Với quy mô hơn 50 gian hàng, cùng 149 món bánh truyền thống, lễ hội ẩm thực "Non sông thống nhất" diễn ra từ...

Kết nối