Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024

Sắp đến hạn chót bắt buộc áp dụng nhưng chưa có ca bin học lái xe ô tô hợp chuẩn

Chỉ còn chưa đầy hai tháng nữa các cơ sở đào tạo lái ô tô phải áp dụng ca bin điện tử. Tuy nhiên, hôm 17-10, Cục Đường bộ đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét điều chỉnh lộ trình trang bị và sử dụng ca bin học lái xe ô tô, không áp dụng từ  năm 2023 như quy định.

Dù đã được gia hạn, đến nay, nhiều trung tâm đào tạo lái xe và cơ quan quản lý nhà nước vẫn muốn lùi thêm thời điểm triển khai. Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư 04/2022/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 12/2017, trong đó cho phép lùi thời gian trang bị và sử dụng ca bin học lái xe ô tô đến trước ngày 31-12-2022 thay vì phải áp dụng từ 1-7-2022.

Theo quy định này, các trung tâm đào tạo phải đầu tư thiết bị ca bin tập lái để học viên học từ ngày 1-1-2023. Học viên có tối thiểu bốn giờ thực hành các bài cơ bản như cách vận hành số xe, lên dốc, đường vuông góc, đường quanh co giống như bài sa hình thi sát hạch, làm quen với các bài về địa hình như đường đồi núi, cao tốc.

Theo Cục Đường bộ, các sở giao thông vận tải, hiệp hội vận tải cho biết do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các cơ sở đào tạo gặp khó khăn về tài chính. Ngoài ra, dịch bệnh đã ảnh hưởng đến việc sản xuất, lắp ráp thiết bị và ảnh hưởng đến thử nghiệm và chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật.

Một hệ thống mô phỏng đào tạo lái xe ô tô trong quá trình thử nghiệm. Ảnh: VHT

Trong báo cáo về lộ trình trang bị ca bin học lái xe gửi Bộ Giao thông Vận tải ngày 17-10 vừa qua, bày tỏ sự thống nhất với đề xuất của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam và các cơ sở đào tạo lái xe, Cục Đường bộ đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét điều chỉnh lộ trình trang bị và sử dụng ca bin học lái xe ô tô.

Lý giải đề xuất này, Cục Đường bộ cho biết, đến nay, chưa có đơn vị có đủ điều kiện thực hiện thử nghiệm ca bin học lái xe ô tô, chưa có sản phẩm được chứng nhận sự phù hợp quy chuẩn QCVN 106:2020/BGTVT, chưa có sản phẩm được công bố hợp quy để cung cấp cho các cơ sở đào tạo.

Việc lùi thời điểm áp dụng để các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hoặc sản xuất, lắp ráp trong nước có đủ thời gian đưa sản phẩm đi thử nghiệm, chứng nhận hợp quy, tổ chức nhập khẩu, sản xuất ca bin học lái xe ô tô. Các cơ sở đào tạo cũng cần có đủ thời gian thực hiện các trình tự thủ tục đấu thầu lựa chọn đơn vị cung cấp ca bin học lái xe theo đúng quy định.

Các cơ sở đào tạo lái xe trên cả nước cũng đã có văn bản kiến nghị xin lùi thời điểm áp dụng theo quy định từ ngày 1-1-2023, nếu không việc đào tạo lái xe sẽ phải tạm ngưng trong thời gian chưa trang bị được loại ca bin này.

Chi phí đầu tư cũng là một điểm cản trở cho việc trang bị. Dự kiến mỗi bộ ca bin tập lái có giá 400-500 triệu đồng, để đào tạo bình quân khoảng 1.000 học viên/tháng cần trang bị khoảng 20 ca bin.

Theo TTXVN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Vận tải hàng không hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng ở...

0
(SGTT) - Những biến động ở khu vực Biển Đỏ thời gian qua buộc nhiều chủ hàng quyết định kết hợp vận tải đường...

Đề xuất thay đổi nhiều quy định liên quan đến quản...

0
(SGTT) - Theo dự thảo sửa đổi các nghị định liên quan đến quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô, đơn...

Thêm 1 bãi xe container hoạt động giúp giải quyết chỗ...

0
(SGTT) - Là đơn vị cung ứng dịch vụ vận tải container nội địa, quốc tế và cho thuê kho bãi, Công ty TNHH...

Địa chỉ 10 trung tâm đăng kiểm còn hoạt động tại...

0
Hiện TPHCM còn 10 trung tâm đăng kiểm đang hoạt động, các đơn vị này làm việc đến 20:00 mỗi ngày và làm cả...

TPHCM tính cấm xe khách giường nằm vào nội đô từ...

0
Sở Giao thông Vận tải TPHCM (GTVT) vừa trình UBND TPHCM kế hoạch cấm xe khách giường nằm vào nội đô từ ngày 10-1-2023....

Cấm xe qua hầm Thủ Thiêm để thử hệ thống chữa...

0
(SGTT) - Trong khung giờ từ 23:00 đến 4:00 ngày 22, 23 và 24-10 hầm Thủ Thiêm sẽ được phong tỏa để thử hệ...

Kết nối