Thứ Năm, Tháng Năm 9, 2024

Phố người Hoa ở TPHCM ngập tràn không khí Tết

(SGTT) – Thời điểm này, không khí chuẩn bị đón Tết Nguyên đán tại các khu phố người Hoa ở TPHCM diễn ra sôi động hơn bao giờ hết. Theo đó, người dân trang hoàng nhà cửa rực rỡ, các hoạt động mua bán diễn ra nhộn nhịp.
Đường Hải Thượng Lãn Ông (quận 5) là khu vực sinh sống của đông đảo cộng đồng người Hoa. Đây cũng là một trong những điểm bán đồ trang trí lớn nhất TPHCM. Vào mỗi dịp Tết đến, con đường này lại khoác lên mình “chiếc áo” đỏ rực. Ảnh: Lạc Hà
Thời điểm cận Tết, đường Hải Thượng Lãn Ông tấp nập người mua bán. Năm nay, nhiều cửa hàng bày bán các sản phẩm có họa tiết rồng với mong muốn cầu bình an, phú quý. Ảnh: Lạc Hà
Bên cạnh hoa giả, câu đối, tranh dán… dây đèn cũng là một trong những mặt hàng được nhiều khách hàng chọn mua để trang trí Tết. Ảnh: Lạc Hà
Những sợi dây đèn với nhiều mẫu mã độc đáo, lạ mắt. Ảnh: Lạc Hà
Theo chị Ngọc Yến, chủ sạp đèn led tại đường Hải Thượng Lãn Ông (quận 5), vào những ngày cận Tết, cửa hàng đón gần 100 khách đến xem và mua đèn. Tuy luôn tất bật tư vấn cho khách, nhưng chị không cảm thấy mệt. Thay vào đó, chị rất vui khi thấy mọi người hân hoan đi dạo phố, sắm đồ Tết. Ảnh: Lạc Hà
Tọa lạc tại đường Nguyễn Trãi, chùa Bà Thiên Hậu là một trong những công trình tâm linh lâu đời ở TPHCM. Chùa có tuổi đời gần 300 năm và được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia vào năm 1993. Đây cũng là điểm đến yêu thích của nhiều người trong các dịp lễ, Tết. Ảnh: Lạc Hà
Một nhóm du khách người Pháp tại chùa Bà Thiên Hậu. Ảnh: Lạc Hà
Hướng dẫn viên du lịch (bên phải ngoài cùng) nhiệt tình giới thiệu về chùa Bà Thiên Hậu đến khách quốc tế. Vào những ngày giáp Tết, chùa đón nhiều lượng khách trong và ngoài nước đến tham quan. Ảnh: Lạc Hà
Nhiều ngôi nhà dọc con đường Lương Nhữ Học (quận 5) đã bắt đầu trang trí lồng đèn để đón Tết. Đây là khu vực có nhiều người Hoa định cư và sản xuất, kinh doanh lồng đèn thủ công. Ảnh: Lạc Hà
Những chiếc lồng đèn hút mắt. Ảnh: Lạc Hà
Phố ẩm thực Hà Tôn Quyền (quận 11) là khu phố chuyên bán sủi cảo. Đây là món ăn truyền thống của người Hoa, được làm từ bột mì, có nhân thịt, tôm, cá hoặc rau củ, được hấp chín hoặc chiên giòn. Gần Tết Giáp Thìn 2024, đông đảo người đổ về con đường này để ăn uống vào buổi tối. Ảnh: Lạc Hà
Anh Nguyễn Thế Viễn, ngụ tại quận 3, TPHCM, cho biết anh và bạn bè thường xuyên đến đây để thưởng thức các món ăn của người Hoa như sủi cảo, miến, bánh cuốn Quảng Châu… Trước khi về quê nghỉ Tết, anh cũng tranh thủ đến đây chụp hình làm kỷ niệm. Ảnh: Lạc Hà
Chợ Bình Tây được trang trí nhiều tiểu cảnh để đón Tết. Trải qua gần 100 năm lịch sử, chợ Bình Tây đã chứng kiến nhiều thay đổi của TPHCM. Hiện nay, chợ Bình Tây là một trong những chợ đầu mối lớn của thành phố. Ảnh: Lạc Hà
Đêm xuống, nhiều hàng quán được bày bán trước cổng chợ Bình Tây. Nhiều nhóm bạn đến đây để ăn uống, nói chuyện. Ban ngày, chợ thu hút đông đảo bạn trẻ đến check-in, chụp hình Tết. Ảnh: Lạc Hà

Lạc Hà

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Buýt vi vu: Khám phá bảo tàng Áo dài, nhà thờ...

0
(SGTT) - Trên tuyến xe buýt 88, du khách sẽ có dịp đi qua nhiều địa điểm thú vị tại thành phố Thủ Đức...

TPHCM là địa điểm du khách lưu trú trung bình nhiều...

0
(SGTT) – Cùng với Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật Bản)… TPHCM là một trong những điểm đến thu hút du khách lưu lại lâu...

Dấu xưa – Hồn phố: Thăm ngôi đình cổ hơn 170...

0
(SGTT) - Được xây dựng trên cù lao Bà Tàng, phường 7, quận 8, nằm ngay nhánh rẽ của dòng kênh Đôi, đình Bình...

Buýt vi vu: Ghé thăm những nhà thờ cùng tuyến buýt...

0
(SGTT) - Trên tuyến xe buýt 30, du khách sẽ có dịp tìm về những công trình tôn giáo như nhà thờ Martino, nhà...

Sài Gòn 1.001 kiểu hẻm

0
(SGTT) - Ở Sài Gòn, hễ có đường là hầu như sẽ có hẻm. Thị dân trong hẻm có cách gọi tên hẻm riêng...

Rực sáng sắc màu pháo hoa trên bầu trời TPHCM đêm...

0
(SGTT) – Đêm 30-4, bầu trời TPHCM rực sáng sắc màu pháo hoa, chào mừng 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất...

Kết nối