Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024

Nói dễ hơn làm

Ngọc Hùng

Mỗi ngày, TPHCM tiêu thụ khoảng 800-900 tấn thịt và khoảng 3.000 tấn rau các loại, trong đó hơn 80% thịt và 70% rau được mua từ các tỉnh khác. Đề ra mục tiêu 100% người dân được ăn rau, thịt đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong những năm tới là điều không dễ thực hiện.

Băn khoăn nguồn cung

Ngày 9-6, tại TPHCM, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có buổi làm việc với 22 tỉnh, thành phố có liên quan trong chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho TPHCM.

Ngay trong lời phát biểu đầu tiên, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám đã khẳng định bộ đến đây không phải để đưa ra một chương trình sản xuất rau, thịt an toàn cho thành phố để người dân thành phố, mà đến để hỗ trợ về vấn đề pháp lý nhằm giúp cho chuỗi sản xuất rau, thịt bán cho thành phố an toàn hơn. Vì thế, nếu muốn có rau, thịt sạch, thành phố phải đặt ra những tiêu chí cho các tỉnh. Từ những tiêu chí ấy, bộ sẽ hỗ trợ bằng cách có những văn bản hướng dẫn có liên quan.

Một số sản phẩm rau đạt chuẩn VietGap được bán tại siêu thị trong thành phố.       Ảnh: Ngọc Hùng
Một số sản phẩm rau đạt chuẩn VietGap được bán tại siêu thị trong thành phố. Ảnh: Ngọc Hùng

Ông Tám giải thích, hiện có 21 tỉnh cung cấp rau, thịt cho TPHCM. Như vậy, thành phố là bên nhập khẩu, có quyền đưa ra những tiêu chí sản xuất rau, thịt an toàn cho bên cung cấp. Khi có tiêu chí này, sản phẩm nào đáp ứng mới được đưa về tiêu thụ ở thành phố có hơn 10 triệu dân này.

Đại diện Sở NN&PTNT Đồng Nai, tỉnh có đàn heo lớn nhất cả nước và là nơi đang cung cấp 70% lượng thịt heo mỗi ngày cho TPHCM, cho biết Đồng Nai sẽ sản xuất rau, thịt heo theo yêu cầu của thành phố, nhưng đổi lại thành phố cũng có chính sách hỗ trợ ngược lại, tránh trường hợp sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGap (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) nhưng giá bán lại như sản xuất truyền thống.

Ông cho biết, hiện rau muống VietGap bán ở siêu thị trên địa bàn thành phố có giá khoảng 30.000 đồng/kg. “Liệu thành phố có đảm bảo cho nông dân Đồng Nai bán được mức giá này, hay chỉ bán được với giá 10.000 đồng/kg như hiện nay”, vị này băn khoăn.

Đại diện phía Sở NN&PTNT Bến Tre cũng cùng suy nghĩ, cho rằng TPHCM là nơi tiêu thụ những sản phẩm nông nghiệp cho các tỉnh, thành lân cận. Về mặt nguyên tắc, các tỉnh phải đáp ứng những yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm mà thành phố đặt ra. Đây là điều chấp nhận được.

Song, để đạt được tiêu chuẩn VietGap, người dân phải trả một khoản phí khoảng 10 triệu đồng/ha. Phí này sẽ đội giá thành lên cao, nhưng sản phẩm đầu ra bán bằng giá bình thường nên chẳng có nông dân hay hợp tác xã nào “ham” đạt VietGap.

“Tôi nhớ không nhầm thì giữa Bến Tre và TPHCM đã có những ký kết cung cấp sản phẩm an toàn, đạt VietGap, nhưng ký xong rồi thôi. Nhiều hợp tác xã đạt chứng nhận VietGap cho bưởi da xanh nhưng không bán được nên họ chẳng muốn gia hạn lần sau”, vị này cho biết.

[box type=”download”] Chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho TPHCM kéo dài từ nay đến hết năm 2020, song đến nay các bên vẫn chưa thống nhất sẽ sản xuất theo tiêu chí nào. Hiện đang có hai luồng ý kiến: một bên cho rằng thành phố chỉ đồng ý mua sản phẩm đạt VietGap của các tỉnh mà thôi, bên kia cho rằng thành phố chỉ cần yêu cầu các tỉnh xây dựng vùng sản xuất an toàn thay vì VietGap.[/box]

Nhìn đâu cũng thấy khó

Hiện TPHCM đã có chương trình chuỗi rau an toàn do Sở Y tế, Sở Công Thương và Sở NN&PTNT phối hợp cùng làm. Để người dân thành phố ăn được rau, thịt đạt chuẩn VietGap, TPHCM phải có những chính sách hỗ trợ như chứng nhận VietGap miễn phí, hỗ trợ truyền thông, tiếp thị thông qua trang web để quảng bá sản phẩm và hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp phân phối.

Tuy nhiên, số lượng thịt, rau đạt chuẩn VietGap chỉ đáp ứng một phần tiêu thụ hàng ngày của người dân. Ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở NN&PTNT TPHCM, cho biết trung bình mỗi ngày thành phố tiêu thụ khoảng 800-900 tấn thịt và 3.000 tấn rau các loại, trong đó nguồn cung thịt tại chỗ chỉ đáp ứng 20%, còn nguồn cung rau thì có đến 70% nhập từ các tỉnh. Vì vậy, rất khó để khẳng định nguồn cung này có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hay không. Ông Trung cho rằng, việc quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm sản phẩm rau, thịt trên địa bàn thành phố vô cùng khó khăn.

“Muốn biết nguồn gốc xuất xứ, chúng tôi phải hỏi các tiểu thương ở các chợ đầu mối và được biết toàn bộ lô hàng được mua từ nhiều hộ dân mà họ không nhớ hết tên. Do đó, truy xuất nguồn gốc sản phẩm chỉ đến được cấp huyện hay cấp xã, chứ không thể biết hộ dân nào sản xuất”, ông Trung nói.

Quy định hiện nay không cho đoàn thanh, kiểm tra liên ngành được thu giữ rau, thịt để phân tích một chất nào đó. Vì thế, khi có kết quả phân tích sản phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cơ quan quản lý quay lại thu giữ lô hàng, nhưng tiểu thương bán rồi nên kiểm tra biết kết quả sản phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm chỉ để bỏ vào tủ lưu trữ, để báo cáo cuối năm mà thôi.

Ông Trung cho rằng, vào thời điểm này, nếu Sở NN&PTNT đưa ra quy định chỉ mua rau, thịt đạt chuẩn VietGap thì nhiều khả năng sẽ không thực hiện được do không tìm đủ nguồn cung thay thế.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

10% rau củ quả ở chợ đầu mối chứa dư lượng...

0
Theo đại diện của Ban quản lý An toàn thực phẩm TPHCM, sau khi lấy mẫu kiểm tra tại các chợ đầu mối, số...
mãng cầu dai

Hơn nửa triệu đồng một ký mãng cầu dai

0
(SGTTO) - Cũng là trái mãng cầu dai (hay còn gọi là quả na) nhưng hàng nhập khẩu được bán với giá cao ngất,...

Đừng hám lợi mà hại đồng loại

0
 MAI THI - Sau khi Paris bị khủng bố vào ngày 13-11 vừa qua, người dân trên toàn thế giới nguyện cầu cho Paris được...

Kéo khách hàng bằng tiêu chí “sạch”

0
Trước nhu cầu ngày càng lớn của người tiêu dùng về thực phẩm sạch, nhiều cửa hàng, quán ăn đang hướng việc kinh doanh...

Kết nối