Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024

Những thực phẩm mà người mắc bệnh tuyến giáp nên tránh

(SGTTO) – Tuyến giáp là một tuyến có hình con bướm, nằm ở dưới cổ. Tuyến giáp giải phóng các hormone có vai trò điều chỉnh sự trao đổi chất, sự tăng trưởng, nhịp tim và nhiệt độ bên trong cơ thể. Vì vậy, khi tuyến giáp không còn hoạt động hay hoạt động kém đi, rất nhiều vấn đề sức khỏe sẽ xảy ra.

Bệnh tuyến giáp phần lớn do di truyền nhưng những tác nhân như căng thẳng, độc tố từ môi trường và chế độ ăn uống không hợp lý cũng khiến nhiều người mắc các loại bệnh về tuyến giáp.

Nếu có vấn đề về tuyến giáp, bạn hãy lưu ý khi dùng các loại thực phẩm dưới đây:

Đồ ăn nhanh

Ảnh: Internet.

Tuyến giáp là cơ quan duy nhất sử dụng lượng iốt từ thực phẩm mà bạn ăn mỗi ngày để tạo ra các hormone cần thiết. Các loại thức ăn nhanh đều khiến bạn nạp một lượng muối lớn nhưng lại rất ít iốt. Chính vì thế, hãy loại bỏ ngay những món ăn nhanh ra khỏi danh sách ăn uống của bạn.

Thực phẩm chế biến

Cũng giống như thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến chứa quá nhiều muối nhưng hiếm khi sử dụng muối iốt. Bạn có thể kiểm tra nhãn tại đồ thực phẩm chế biến. Nhiều sản phẩm trong số này, thậm chí là những sản phẩm ngọt chứa hơn 20% lượng natri cho phép hằng ngày cho một phần ăn.

Một chế độ ăn có quá nhiều natri khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tim và huyết áp cao. Chính vì thế, một bữa ăn nấu từ thực phẩm tươi ngon tại nhà và sử dụng muối iốt luôn là một lựa chọn lành mạnh.

Lúa mì

Ảnh: Internet.

Bệnh celiac là bệnh gây ra chứng rối loạn mà khi mắc phải, cơ thể không thể xử lý gluten – một protein gồm gliadin và glutenin, là những chất liên kết với tinh bột và không tan trong nước – trong các loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Vì thế, những người mắc bệnh celiac cũng có nguy cơ rối loạn tuyến giáp cao hơn.

Đó chính là lý do bạn nên tránh gluten. Hơn nữa, việc tránh nạp gluten còn hỗ trợ tiêu hóa lành mạnh và giảm nguy cơ phát triển rối loạn tuyến giáp.

Đậu nành (đậu tương)

Đây là loại hạt được coi là thay thế lành mạnh cho các sản phẩm thịt. Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây đã có bằng chứng cho thấy đậu nành có thể có tác động tiêu cực đến chức năng tuyến giáp, có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ iốt của tuyến giáp.

Ảnh: Internet.

Tuy nhiên, lưu ý rằng, nếu bạn không bị thiếu iốt thì việc tiêu thụ đậu nành phù hợp sẽ không ảnh hưởng sức khỏe. Nhưng nếu bạn bị thiếu iot thì việc tiêu thụ đậu nành sẽ khiến tuyến giáp hoạt động kém, tăng nguy cơ phát triển bệnh suy giáp.

Thịt nội tạng

Ảnh: Internet.

Thịt nội tạng như gan, tim cung cấp nhiều axit lipoic, có thể giảm viêm và hỗ trợ chức năng nhận thức. Tuy nhiên, nó có ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp nếu như bạn nạp một lượng nhiều vào cơ thể. Axit lipoic cũng không được khuyến cáo cho những người đang dùng thuốc tuyến giáp vì nó có thể làm thay đổi tác dụng của thuốc.

Các loại rau họ cải

Các loại rau họ cải bao gồm bông cải xanh, cải bắp, súp lơ và cải xoăn, rất tốt cho sức khỏe vì chúng cung cấp nhiều chất xơ và các vitamin và khoáng chất quan trọng. Chúng còn chứa các hợp chất lưu huỳnh gọi là glucosinolates có khả năng chống ung thư.

Ảnh: Internet.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, nếu bạn bị thiếu iốt thì bạn chỉ nên tiêu thụ một lượng rau cải vừa phải vì quá trình tiêu hóa loại thực phẩm này được cho là ngăn chặn khả năng sử dụng iốt của tuyến giáp.

Đường chế biến

Đường chế biến là “kẻ thù số” một của sức khỏe. Hầu hết chúng ta ăn quá nhiều, ăn thường xuyên mà không nhận ra. Đường không chỉ gây tăng cân mà còn gây viêm khắp cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề như tiểu đường, bệnh tim và sâu răng.

Tuyến giáp hoạt động kém làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể và điều này có thể dẫn đến tăng cân ngay cả khi bạn không tiêu thụ nhiều đường. Giảm lượng đường nạp vào cơ thể là điều số một mà bạn có thể làm để cải thiện sức khỏe và giảm tác hại của rối loạn tuyến giáp.

Những loại thực phẩm tốt cho tuyến giáp gồm trứng vì giàu iốt và selen trong lòng đỏ; thịt gà, thịt bò; cá ngừ, cá mòi, cá hồi; sữa; rong biển; các loại ngũ cốc và hạt không chứa gluten; các loại trái cây như táo, lê, trái cây họ cam quýt.

Thanh Huyền

Theo Hhdresearch

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Thắc mắc mùa dịch: Uống nước chanh sả gừng mỗi ngày...

0
(SGTT) - Gần đây, trên mạng xã hội facebook xuất hiện nhiều bài viết chia sẻ về công thức nấu nước chanh, sả, gừng...

Những lợi ích sức khỏe không nên bỏ qua từ nấm

0
(SGTTO) - Nấm là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể cần. Ngoài việc được...

Những loại trà lạnh vừa giải nhiệt lại giúp giảm viêm

0
(SGTTO) - Trong những ngày thời tiết oi bức, nhu cầu nạp nước cho cơ thể sẽ trở nên nhiều hơn. Ngoài việc uống...

Ăn nhiều trứng vịt muối có hại không?

0
(SGTTO) - Trứng vịt muối được nhiều người yêu thích nhờ vị mặn, bùi đậm đà, dễ ăn. Đây cũng là nguyên liệu được...

Những điều ít người biết về sự khác biệt của trái...

0
(SGTTO) - Độ chín thường mang lại màu sắc và hương vị hấp dẫn cho các loại trái cây. Nếu bạn thưởng thức cùng...

Ăn đúng thực phẩm để kiểm soát chứng trào ngược

0
(SGTTO) - Thực phẩm bạn ăn sẽ ảnh hưởng đến lượng axit mà dạ dày tạo ra. Do đó, ăn đúng loại thực phẩm...

Kết nối