Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024

Những lưu ý khi dùng thảo dược làm sạch thận

(SGTTO) – Làm sạch thận bằng trà thảo mộc là phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng để giữ cho thận khỏe mạnh. Tuy nhiên, người sử dụng cần nắm rõ công dụng cũng như tác dụng phụ của các loại thảo mộc này để điều chỉnh liều lượng dùng.

Ảnh: Internet.

Trong 24 giờ, có 180 lít nước tiểu được tạo ra. Nước tiểu không chỉ chứa các chất thải, điện giải, các chất độc mà còn chứa glucose và nhiều thành phần có lợi khác. Mỗi thận sẽ thực hiện quá trình tái hấp thụ, 99% số nước tiểu sẽ được tái hấp thụ chọn lọc và chỉ 1% tương đương khoảng 1-2 lít dịch còn lại bao gồm các chất thải và chất độc hại sẽ được đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Ngoài ra, thận cũng giúp điều hòa huyết áp, tăng sản xuất hồng cầu và tổng hợp vitamin D.

  • Diệp hạ châu

Đây là một loại thảo mộc Nam Mỹ, còn có các tên gọi khác như cây chó đẻ, diệp hạ châu đắng, cây cau trời, trân châu thảo, nhật khai dạ bế, cây chó đẻ răng cưa…

Ảnh: Internet.

Loại trà này đã được chứng minh là có tác dụng lợi tiểu. Đặc biệt, diệp hà châu còn được mệnh danh là “kẻ phá vỡ đá” trong hỗ trợ điều trị sỏi thận. Cho dù khoa học chưa chứng minh được khả năng của nó trong việc làm giãn niệu đạo, làm sạch các viên sỏi trong thận hoặc tăng lượng canxi, tuy nhiên, trên thực tế những công dụng đó được nhiều người từng sử dụng qua loại trà này tin là có.

  • Cúc hoàng anh

Loại thảo mộc này được sử dụng để điều chỉnh đường tiết niệu và giải độc thận. Các thử nghiệm lâm sàng trên động vật cho thấy cúc hoàng anh có thể làm tăng lượng nước tiểu, có tính kháng viêm và chống nhiễm trùng.

Ảnh: Internet.

Điều lưu ý là chỉ có cúc hoàng anh thuộc chi cỏ phấn hương mới có tác dụng chữa bệnh chứ không phải các loại cây có hoa thuộc họ huyền sâm. Bạn cần phân biệt được hai loại này.

Tuy nhiên, những ai bị dị ứng với cỏ ambroozi, hoa cúc, cúc vạn thọ và những loại cây cỏ khác… thì nên tránh dùng loại thảo mộc này.

  • Rễ cây cẩm tú cầu

Rễ cây cẩm tú cầu hoạt động như một dung môi đi vào để thanh lọc và làm sạch thận, giúp cơ thể điều tiết canxi, nhằm ngăn lượng canxi quá mức, đồng thời kích thích khả năng hoạt động của thận.

Ảnh: Internet.

Rễ cây cẩm tú cầu thường được điều chế dưới dạng cồn hoặc rễ khô trong viên nang. Loại thảo dược này chỉ nên dùng trong một vài ngày và liều lượng nên ít hơn 2g mỗi lần.

  • Cỏ đuôi ngựa

Các chất hóa học tìm thấy ở cỏ đuôi ngựa có chứa chất lợi tiểu và chống oxy hóa. Loại cỏ này được sử dụng để điều trị bệnh thận và bàng quang, tiểu tiện không kiểm soát và nhiễm trùng đường tiết niệu. Loại cỏ này thường được dùng dưới dạng trà hoặc viên nang.

Ảnh: Internet.

Tuy nhiên, việc dùng cỏ đuôi ngựa lâu dài có thể không an toàn bởi nó chứa một hóa chất gọi là thiaminase, làm phân hủy vitamin thiamine. Theo lý thuyết, phản ứng này có thể dẫn đến sự thiếu hụt thiamine.

Lưu ý: Tránh nhầm cỏ đuôi ngựa với loại cỏ có tên Equisetum palustre, độc hại với gia súc.

  • Rễ cần tây

Cần tây không chỉ là loại rau quen thuộc với các bà nội trợ mà hạt và rễ của loại rau này còn là bài thuốc dân gian tuyệt vời trong việc lợi tiểu, do có chứa kali và natri – giúp thận hoạt động tốt.

Ảnh: Internet.

Rễ cần tây có thể ăn trực tiếp hoặc sử dụng dưới dạng chiết xuất hoặc viên nang. Loại thảo mộc này cũng hữu ích trong việc giảm cứng khớp, hỗ trợ điều trị ung thư ruột kết và cân bằng lượng máu ở người thiếu máu, giúp hệ thống tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.

  • Rễ sồi

Rễ sồi chứa euparin – dung môi hoạt tính mạnh chống lại các sinh vật gây hại và chống nhiễm trùng thận. Nó cũng được sử dụng trong các trường hợp bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh gút và sỏi thận.

Tuy nhiên, nó có chứa các chất cation pyrrolizidine gan (PAs) có thể gây tổn thương gan, ung thư và dị tật bẩm sinh. Các chế phẩm từ rễ sồi không được chứng nhận và dán nhãn “không gây độc gan” được coi là không an toàn.

  • Chiết xuất cây dâu gấu (Uva-Ursi)

Cây dâu gấu với tên khoa học là Arctostaphylos uva-ursi, là một loại cây bụi thường xanh phát triển thấp được tìm thấy trong các khu rừng núi cao trên khắp Bắc bán cầu. Uva-ursi hoặc bearberry – chất chiết xuất từ cây dâu gấu thường được sử dụng như một phương thuốc lợi tiểu, điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu và bàng quang.

Ảnh: Internet.

Uva ursi thường được dùng dưới dạng trà hoặc viên nang. Tuy nhiên, loại thảo mộc này không an toàn với liều lượng lớn hoặc lâu dài.

  • Rễ Marshmallow

Rễ Marshmallow là thảo dược thường được sử dụng làm dịu cổ họng và làm mềm da. Ngoài ra, đây còn một bài thuốc lợi tiểu nhẹ và có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm. Khi đường tiết niệu bị sưng sẽ khiến các mô trở nên nhạy cảm, dễ bị các chất cặn bã và độc tố trong nước tiểu làm tổn thương. Mashmallow Root sẽ giúp giảm sưng ở các màng nhầy trong đường ruột và đường tiết niệu.

Ảnh: Internet.

Nếu bạn sử dụng thảo dược này với mục đích làm sạch thận thì trà sẽ là hình thức hiệu quả nhất.

  • Rễ cây bồ công anh

Do tính chất lợi tiểu, rễ cây bồ công anh là một bài thuốc tốt cho hệ tiết niệu. Toàn bộ cây này chứa nhiều chất chống oxy hóa ngăn ngừa tổn thương tế bào. Ngoài ra, rễ bồ công anh còn có khả năng chống viêm, giúp kiểm soát lượng đường trong máu, huyết áp và giảm cholesterol.

Ảnh: Internet.

Bạn có thể sử dụng loại thảo dược này bằng cách uống trà, thuốc viên hoặc bổ sung như một loại thực phẩm vào bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu bị dị ứng với bồ công anh, hoa cúc và cúc vạn thọ thì bạn không nên sử dụng loại trà này.

Tâm Anh

Theo foodeatsafe

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Thắc mắc mùa dịch: Uống nước chanh sả gừng mỗi ngày...

0
(SGTT) - Gần đây, trên mạng xã hội facebook xuất hiện nhiều bài viết chia sẻ về công thức nấu nước chanh, sả, gừng...

Những lợi ích sức khỏe không nên bỏ qua từ nấm

0
(SGTTO) - Nấm là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể cần. Ngoài việc được...

Những loại trà lạnh vừa giải nhiệt lại giúp giảm viêm

0
(SGTTO) - Trong những ngày thời tiết oi bức, nhu cầu nạp nước cho cơ thể sẽ trở nên nhiều hơn. Ngoài việc uống...

Ăn nhiều trứng vịt muối có hại không?

0
(SGTTO) - Trứng vịt muối được nhiều người yêu thích nhờ vị mặn, bùi đậm đà, dễ ăn. Đây cũng là nguyên liệu được...

Những điều ít người biết về sự khác biệt của trái...

0
(SGTTO) - Độ chín thường mang lại màu sắc và hương vị hấp dẫn cho các loại trái cây. Nếu bạn thưởng thức cùng...

Ăn đúng thực phẩm để kiểm soát chứng trào ngược

0
(SGTTO) - Thực phẩm bạn ăn sẽ ảnh hưởng đến lượng axit mà dạ dày tạo ra. Do đó, ăn đúng loại thực phẩm...

Kết nối