Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024

Ngân hàng Nhà nước cảnh báo người dân không vay tiền vẫn mắc nợ

Ông Đào Minh Tú – Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) – khẳng định việc khách hàng không vay tiền nhưng mắc nợ chắc chắn là do bị lừa đảo, hoặc bị kẻ xấu lợi dụng sự sơ hở của ngân hàng thương mại để lừa đảo.

Hình thức vay tiền trực tuyến đã trở nên phố biến trong những năm gần đây. (Ảnh: TTXVN).

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 vừa qua, tình trạng người dân không vay tiền nhưng vẫn bị mắc nợ đã được các phóng viên thuộc nhiều cơ quan báo chí nêu ra.

Phản hồi vấn đề này, ông Đào Minh Tú – Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) – khẳng định: “Khách hàng không vay tiền nhưng mắc nợ chắc chắn là bị lừa đảo, hoặc lợi dụng sơ hở của ngân hàng thương mại để lừa đảo”.

Theo ông, nhiều vụ việc liên quan tới các tổ chức chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đã xảy ra trong thời gian qua. Vì vậy, các cơ quan chức năng đã và sẽ vào cuộc để xác minh, điều tra, xử lý. Trước đó, cơ quan này đã nhiều lần cảnh báo các tổ chức tín dụng về những hoạt động dễ bị lợi dụng, lừa đảo.

Cũng tại buổi họp báo, ông Tú cho biết hiện cả nước có 37 tổ chức tham gia vào cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, không bao gồm các ngân hàng. Trong đó, có 33 tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử. Nhằm bảo đảm pháp lý cho hoạt động này, Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt đã quy định các tổ chức này phải giữ bí mật thông tin khách hàng, tuân thủ các nguyên tắc rủi ro trong dịch vụ ngân hàng điện tử.

Nhưng để tăng cường quản lý với các tổ chức trung gian thanh toán, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành xây dựng Thông tư mới – thay thế Thông tư 23/2014/TT-NHNN – để ban hành trong tháng 10-2020. Theo đó, sẽ có quy định cụ thể lưu trữ thông tin định danh của công dân, đảm bảo giải pháp về mặt công nghệ. “Hiện hành lang pháp lý với hoạt động này đang trong quá trình hoàn thiện theo hướng quản lý chặt chẽ hơn, tránh việc lợi dụng ứng dụng công nghệ để lừa đảo”, ông Tú cho biết.

Theo nhiều chuyên gia nhận định, do thủ tục của các ứng dụng vay online khá đơn giản nên nhiều đối tượng lừa đảo đã tạo ra nhiều hồ sơ vay giả mạo bằng thông tin của người khác. Vì thế, mới xảy ra việc nhiều người dù không có vay gì vẫn có thể trở thành con nợ của những ứng dụng cho vay online. 

Hoàng Thắng

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Những bước cần làm khi mất điện thoại có cài đặt...

0
Bộ Công an khuyến cáo, trong trường hợp mất thiết bị (điện thoại) đang đăng nhập tài khoản định danh điện tử, người dân...

HSBC dự báo 10 xu hướng lớn ảnh hưởng kinh tế...

0
(SGTT) - Bước sang năm 2024, một bối cảnh kinh tế mới mẻ nhưng cũng không kém phần phức tạp đang bắt đầu thành...

Cảnh giác trước những chiêu trò lừa đảo trực tuyến dịp...

0
(SGTT) - Trong khoảng thời gian cận Tết Nguyên Đán, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng gia tăng, các chiêu trò lừa...

Tránh ‘tiền mất, tật mang’ từ những cuộc gọi lạ

0
Theo các chuyên gia trong ngành, một cuộc điện thoại từ các đầu số lạ có thể tăng nguy cơ bạn bị lừa đảo...

Bắt đầu áp dụng cuộc gọi định danh để chống tình...

0
(SGTT) - Từ ngày 27-10, tất cả các số điện thoại của các doanh nghiệp viễn thông, các đơn vị thuộc Bộ Thông tin...

Startup ví điện tử của Singapore muốn ‘thống trị’ thị trường...

0
(SGTT) - Ứng dụng YouTrip của Singapore dự định mở rộng sang Việt Nam và các nền kinh tế chính của ASEAN với dịch...

Kết nối