Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024

Năng suất lao động thấp, do đâu?

CHÍNH PHONG –

Báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho thấy năng suất của lao động Việt Nam rất thấp. Một số chuyên gia lĩnh vực lao động đã đưa ra những lý giải của họ về vấn đề này.

Quản trị nhân sự gặp vấn đề

IMG_0250Nếu có môi trường làm việc thoải mái và được quản lý hợp lý, người lao động Việt Nam sẽ phát huy tốt khả năng.

Dựa trên những tính toán, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra nhận định năng suất lao động của người Việt Nam hiện đang ở mức thấp nhất trong nhóm sáu nước phát triển nhất ASEAN, bằng 1/5 lao động Malaysia, 2/5 Thái Lan và 1/15 Singapore.

Khảo sát của Công ty Nghiên cứu thị trường GCOMM có sự tham gia của 1.005 sinh viên, du học sinh, trí thức trẻ (18-35 tuổi) trên cả nước được thực hiện vào cuối năm 2014. Khi được hỏi về những đức tính của người Việt trong quá khứ và hiện tại thì hầu hết đều lựa chọn đức tính cần cù và thân thiện, tỷ lệ lên tới hơn 80%. Có nghĩa lười biếng không phải là bản chất của người Việt.

Mới đây, trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, ông Colin Blackwell, chuyên gia cố vấn về nhân lực người Anh với hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam, một trong những giám khảo của cuộc thi về nhân lực giữa các doanh nghiệp Vietnam HR Awards 2016 cho rằng, tại một số công ty đa quốc gia, hệ thống quản trị nhân sự tại chi nhánh Việt Nam được đánh giá là hiệu quả nhất trên toàn thế giới. Việt Nam đang tạo ra sự khác biệt, nếu không nói là cách biệt, khi các chính sách nhân sự địa phương không những được cải thiện để vươn tới mức tiệm cận với chuẩn mực quốc tế, mà còn tiến xa hơn trở thành những chính sách kiểu mẫu mới tại Mỹ, châu Âu và các quốc gia châu Á khác.

Theo nhận xét của ông Blackwell thì xem ra chẳng có gì phàn nàn về người lao động Việt Nam, vậy thì do đâu năng suất lao động Việt Nam vẫn thấp và nhiều doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả? Bà Trương Thị Chí Bình, Giám đốc Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ (SIDEC) thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp, cho rằng đó là khâu quản lý người lao động ở nhiều doanh nghiệp còn yếu kém.

Bà Bình nêu thí dụ về quy trình chọn nhà cung cấp trong ngành công nghiệp điện tử của các công ty nước ngoài bao gồm các tiêu chí sau: Q (chất lượng), C (giá cả), D (thời gian giao hàng), E (môi trường), F (tài chính), T (công nghệ), R (trách nhiệm), L (luật), trong đó Q, C và D là quan trọng nhất. Bên cạnh Q (chất lượng) và D (giao hàng) doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa bằng nước ngoài, thì kể cả C (giá cả) cũng không tốt hơn. “Cùng một mặt hàng linh kiện xuất sang châu Âu, công ty Trung Quốc đưa giá 80 đồng thì công ty Việt Nam chào giá 100 đồng. Khi bên châu Âu yêu cầu bóc tách ra từng phần chi phí để họ tìm hiểu tại sao giá Việt Nam đưa cao như vậy thì mới biết nguyên liệu đầu vào, tiền nhân công như nhau, nhưng chi phí quản lý của công ty Việt Nam cao hơn hẳn, và điều này tạo ra chênh lệch về giá cả. Chi phí quản lý cao là do môi trường làm việc không tốt”, bà Bình cho biết.

Cải thiện môi trường làm việc

Ông Blackwell cũng có nhận xét tương tự về sự quan trọng của môi trường làm việc. Theo đó, người Việt Nam sở hữu nhiều ưu thế như thông minh và cần cù, vì thế khi những khả năng tự nhiên này được tận dụng đúng cách vào môi trường làm việc, năng suất lao động dĩ nhiên sẽ tăng theo. “Suốt thời gian qua tôi nhận thấy người lao động Việt Nam có năng suất lao động không thua gì các quốc gia trong khu vực Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Tôi thậm chí đã bất ngờ một cách đầy thích thú với tín hiệu tích cực này, bởi rõ ràng nó đang minh chứng rằng người lao động Việt có thể vượt qua chính mình”, ông chia sẻ.

Để cải thiện môi trường làm việc, theo ông Blackwell là yếu tố gia đình sẽ có khả năng chi phối. Ông cho rằng, những môi trường tốt nhất thường đặt tầm quan trọng của gia đình nhân viên lên hàng đầu như tặng thưởng khi nhân viên có đám cưới, cho phép nhân viên linh hoạt nghỉ phép khi có công chuyện gia đình và chào đón những đứa trẻ vào thăm văn phòng. Một số nhân viên đã cảm thấy có thêm nhiều động lực khi biết rằng con họ cảm thấy tự hào về nơi bố mẹ làm việc. “Đây là cách mà công ty trở thành một phần mở rộng của gia đình, một yếu tố quan trọng trong văn hóa Việt Nam. Nếu công ty quan tâm đến gia đình của nhân viên, họ sẽ làm điều tương tự, quan tâm hơn đến thành công của công ty mình”, ông nhận định.

Theo ông Edward Foong, người Singapore, Giám đốc Công ty Treino Consulting, một vị giám khảo của Vietnam HR Awards 2016 thì nếu một công ty có hệ thống nhân sự yếu kém thì ngay từ đầu công ty đó đã thất bại và không có khả năng để trở thành một công ty lớn. Các tập đoàn đa quốc gia là những người đầu tiên thực hiện các chính sách nhân sự hàng đầu sẽ kéo theo nhiều công ty địa phương chứng tỏ năng lực tương tự. “Khi tất cả các công ty tại địa phương đều đạt tới các chuẩn mực này, năng suất lao động quốc gia sẽ tất nhiên được nâng cao”, ông nói.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Góc văn hóa Chăm tại Hội An thu hút khách quốc...

0
(SGTT) – Sau khi khám phá Thánh địa Mỹ Sơn, nhiều du khách quốc tế đã ghé thăm một không gian văn hoá Chăm...

Hợp tác chiến lược ‘song kiếm hợp bích’: KDI Holdings và...

0
Ngày 22-4-2024, thành phố Nha Trang sôi động hơn bao giờ hết khi chứng kiến sự kiện ký kết hợp tác phân phối chiến...

Tổ chức ngày Chung tay gói quà trước thềm Caravan lần...

0
CLB Doanh nhân 2030 tổ chức Ngày Chung tay ráp 200 xe đạp, gói quà, dán decal… chuẩn bị cho hành trình về Kon...

Buýt vi vu: 4 địa điểm nên dừng chân khám phá...

0
(SGTT) - Đình Đông Phú, hội quán Sùng Chính, chùa Sùng Quang hay công viên Đầm Sen… là những điểm du khách có thể...

Tiền Giang: Hạn mặn làm nông dân trồng rau lo mất...

0
(SGTT) - Hiện nay, tình hình sản xuất cây trồng ở nhiều khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Bến...

Trưa nay ăn gì: Bữa trưa thanh đạm với bún gạo...

0
(SGTT) – Bún gạo lứt kết hợp cùng nước lèo thanh ngọt từ xương heo hoặc gà mang đến cho thực khách bữa trưa...

Kết nối