Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024

Lo người Sài Gòn mất dần chất giọng

Thái Ngọc

Không phải là những người làm công tác khoa học, nhưng thấy nhiều người không còn giữ được cách phát âm đặc trưng, khoảng 20 nhà giáo về hưu đã bỏ công nghiên cứu, ghi chép lại cách phát âm của người Sài Gòn trước đây nhằm để lại một chút gì đó cho thế hệ sau này.

Những thành viên trong nhóm nghiên cứu có tuổi đời 60-90, hầu hết là những người từng dạy tiểu học tại Sài Gòn trước năm 1975. Ông Nguyễn Hữu Danh, Phó chủ tịch Hội cựu giáo chức TPHCM, trưởng nhóm nghiên cứu về “Bảo tồn cách phát âm đúng chính tả của người Sài Gòn”, cho rằng việc thống nhất cách phát âm giữa các vùng miền là điều không nên, bởi mỗi nơi có âm sắc đặc trưng riêng. Ông cho biết khi nghe ca sĩ, diễn viên, phát thanh viên và người dẫn chương trình phát âm giọng Sài Gòn không đúng, nhóm đã quyết tâm thực hiện công trình nghiên cứu này.

Trong vùng giọng Nam bộ, nhóm nghiên cứu đã tập hợp những nét đặc trưng của giọng Sài Gòn, để khi nghe ai đó nói có thể xác định được người đó có phải là dân Sài Gòn hay không. Những thầy, cô giáo lớn tuổi này mô tả lại cách phát âm họ dạy cho học sinh tiểu học tại Sài Gòn trước đây, cũng như cách viết không bị sai chính tả.

Ông Nguyễn Hữu Danh, trưởng nhóm nghiên cứu đang trình bày về công trình nghiên cứu của nhóm.       Ảnh: Thái Ngọc
Ông Nguyễn Hữu Danh, trưởng nhóm nghiên cứu đang trình bày về công trình nghiên cứu của nhóm. Ảnh: Thái Ngọc

[box type=”download”] Người Nam bộ khi nói không phân biệt được dấu hỏi ( ?) và dấu ngã (˜), nhưng người Sài Gòn luôn phân biệt được điều này bằng cách kéo dài, tăng bổng âm hơn về cuối. Người Nam bộ phát âm hai phụ âm “v” và “d” đều nghe như “d”, nhưng giọng Sài Gòn phát âm âm “v” nghe như phụ âm kép bd, âm b đọc nhẹ chuyển nhanh sang âm d.

Giọng Nam bộ đa số không phân biệt được phụ âm đầu “d” với “gi”, cả hai phát âm đều nghe như âm “y”; cũng không phân biệt giữa “t” và “c”, giữa “qu” và “hu”, giữa các nguyên âm như “ưu” với “u”, “iêm” với “im”, “iêu” với “iu”, “ay” với “ai”… Nhưng với giọng Sài Gòn, cách dạy phát âm của các giáo viên tiểu học trước đây đều dạy rất rõ để học sinh phát âm đúng và viết đúng chính tả tiếng Việt.[/box]

“Không thực hiện lúc này, khi các thầy cô từng dạy học trước năm 1975 lần lượt về với cát bụi, việc phục dựng cách phát âm và cách dạy phát âm đúng chính tả của người Sài Gòn sẽ gặp nhiều khó khăn”, ông Danh cho biết. Song, ông cũng nhìn nhận, đây không phải công trình khoa học, mà chỉ là những ghi chép lại cách phát âm, cách dạy phát âm, viết đúng chính tả và đề xuất cách để giữ gìn nó.

Ở tuổi 69 và đang mang trong mình nhiều thứ bệnh của người già, bà Đặng Thị Hưng, thành viên Hội cựu giáo chức quận 3, vẫn nhận lời tham gia nhóm nghiên cứu. Bà Hưng cho biết, bà bắt đầu đi dạy tại Sài Gòn từ năm 1966, nên nắm rõ cách dạy phát âm của người Sài Gòn trước đây. Việc tham gia vào nhóm nghiên cứu chẳng có gì ngoài mong muốn đóng góp chút kinh nghiệm cá nhân để các thế hệ sau này hiểu được cách phát âm của người Sài Gòn trước đây.

Tương tự, ông Bùi Duy Hương, thành viên Hội cựu giáo chức quận 12, người từng đi dạy tại Sài Gòn từ năm 1961, cũng nhận lời tham gia nhóm nghiên cứu khi đã bước qua tuổi 72. Vì lý do sức khỏe, ông Hương không thể làm việc nhiều với nhóm, nhưng những đóng góp của ông về mặt ngữ âm được nhóm đánh giá cao.

Ông Danh cho biết, trong suốt thời gian nghiên cứu, ông thường nhận được những cú điện thoại, bất kể ngày đêm, của các thành viên trong nhóm trao đổi về một vấn đề mà họ bất chợt nhớ lại. Nhiều người sợ không nói ra ngay để ghi lại sẽ quên mất do tuổi già.

10_n

“Nếu các thầy, cô không làm nghiên cứu sớm, nhiều người sau này sẽ không hiểu cách phát âm của người Sài Gòn trước đây”, bà Nguyễn Thị Yến Thu, Chủ tịch Hội cựu giáo chức TPHCM, lo ngại. Theo bà, cách dạy bây giờ ít chú trọng đến phát âm, mà chỉ chú ý tới cách viết.

Sau hai năm nghiên cứu, 2012-2014, công trình này đã được chuyển giao Phòng Giáo dục tiểu học của Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM vào tháng 10 năm ngoái. Nhóm nghiên cứu kỳ vọng công trình của họ sẽ được triển khai đến các trường tiểu học trong thành phố, qua đó sẽ góp phần giữ gìn âm sắc đặc trưng của giọng Sài Gòn.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học của Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM, cho biết ông trân trọng tâm huyết của nhóm nghiên cứu đã bỏ nhiều công sức và thời gian để chia sẻ kinh nghiệm, giúp giữ gìn cách phát âm của người Sài Gòn cho các thế hệ sau tham khảo. “Hiện nay sở đã thông báo cho các phòng giáo dục tham khảo”, ông Vinh cho biết thêm.

Để hoàn thành công trình nghiên cứu, các thành viên không được hỗ trợ bất cứ khoản kinh phí, thù lao nào từ ngân sách. Mỗi khi nhóm họp, các thành viên tự lái xe đi, người già hơn thì đi xe buýt, xe ôm. “Tiền bạc chi, mình già rồi cả đời làm trong ngành giáo dục, giờ về hưu đóng góp được bao nhiêu cũng quý”, ông Hương nói.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Trưa nay ăn gì: Mới lạ món salad nấm hoàng kim...

0
(SGTT) – Vào mỗi thứ Ba, Trưa nay ăn gì thường gợi ý các món ăn lành mạnh theo kiểu chế biến salad. Hôm...

Ga tàu Kadohara, điểm ngắm hoa anh đào ít người biết...

0
(SGTT) - Nằm sâu trong vùng núi thuộc tỉnh Fukui (Nhật Bản), ga tàu Kadohara là điểm ngắm hoa anh đào đẹp nhưng ít...

Tạp hóa truyền thống được ‘nâng cấp’ lên mô hình hiện...

0
(SGTT) - Giờ đây, các cửa hàng tạp hóa truyền thống có thể mua hàng hóa trực tiếp từ hệ thống siêu thị với...

Đà Nẵng khởi động mùa du lịch biển với ‘sóng mùa...

0
(SGTT) – "Sóng mùa hè" là chủ đề của chương trình khởi động mùa du lịch biển 2024 tại Đà Nẵng với chuỗi các...

Nắng nóng kéo dài, Sở GD-ĐT TPHCM đề nghị trường học...

0
(SGTT) - Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM đã đề nghị các trường điều chỉnh thời khoá biểu và các hoạt động để...

Người Khmer ở TPHCM đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

0
(SGTT) - Để đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, đông đảo bà con Khmer ở TPHCM đã đến chùa Chantarangsay (quận 3) dâng...

Kết nối