Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Lập nghiệp không qua tấm bằng

AN NGUYỄN –

Đến với nghề đầu bếp khi chưa làm lễ tốt nghiệp đại học nhưng hiện tại với Quyên (sinh viên trường Đại học KHXH&NV TPHCM), tấm bằng dường như không còn quan trọng lắm bởi cô đã cảm thấy ổn định và tạm bằng lòng với kết quả mình đang có.

Học ngành này, làm nghề khác

IMG_6942Có nhiều cách đến với nghề nghiệp khác nhau. Có người tự tay khởi nghiệp không qua trường lớp và cũng có người tích lũy kinh nghiệm bằng cách đi làm thuê.  Ảnh minh họa: Thành Hoa

Cầm hộp cơm Hàn Quốc do chính mình nấu, Quyên vừa nhanh tay giao cho khách vừa chia sẻ về cơ duyên đến với nghề đầu bếp của mình. Theo cô, chuyện mở quán là do có người yêu đến từ Hàn Quốc. “Anh ấy giới thiệu cho tôi một vài người bạn là đầu bếp để dạy tôi nấu món Hàn, lúc đầu nấu trong nhà, sau đó đam mê nên tôi quyết định mở quán và làm cho tới giờ đã hơn hai năm rưỡi”, Quyên nói.

Đến với nghề đầu bếp khi chưa làm lễ tốt nghiệp đại học nhưng hiện tại với Quyên tấm bằng dường như không còn quan trọng lắm bởi cô đã cảm thấy ổn định và tạm bằng lòng với kết quả mình đang có. Cùng với đó, cô quan niệm rằng “khách hàng đâu có hỏi tới bằng cấp để làm gì, chỉ cần mình đam mê và nấu ra những món ăn ngon làm họ hài lòng là được”.

Cô Ngọc Xuân, nhà ở quận 10 (TPHCM), người từng đảm nhận công việc tuyển dụng nhân sự cho nhiều công ty, cho biết trên thực tế bằng đại học cũng giữ một vai trò quan trọng, song ngoài tấm bằng thì đa phần các công ty đều đánh giá ở kinh nghiệm, năng lực làm việc và sẽ cho thử việc 1-3 tháng. Tùy theo mức độ công việc và thử thách, nếu đáp ứng tốt điều kiện đưa ra trong thời gian thử việc thì người tìm việc sẽ được nhận vào làm.

Đã có không ít những trường hợp sinh viên vì nhiều lý do nên đã không thể có được tấm bằng đại học/cao đẳng, cho dù chặng đường học đã kết thúc. Tuy nhiên, không xem tấm bằng như một cánh cửa thông hành duy nhất để có một công việc ổn định, nhiều sinh viên vẫn có thể tìm được cho mình những công việc phù hợp với năng lực cũng như sở thích, nhất là những công việc tự làm chủ bản thân.

Trong một hội thảo có tên gọi “Bằng cấp hay năng lực” được tổ chức tại Hà Nội vào giữa tháng 5 vừa qua, một chuyên gia kinh tế cho rằng năng lực được cấu thành từ ba yếu tố, thứ nhất là kiến thức, thứ hai kỹ năng và thứ ba là thái độ. Trong đó tùy vào mỗi cá nhân, cũng như quá trình làm việc, kinh nghiệm mà mức độ năng lực sẽ được thể hiện khác nhau.

Quan niệm về bằng cấp và năng lực, P., sinh viên khoa Nhân học, trường Đại học KHXH&NV TPHCM cho biết, với đam mê nghiên cứu, trong suốt quá trình học tập, cô đã tham gia nhiều hoạt động của trường và tích lũy kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng cho bản thân. “Nhờ như vậy nên tôi được nhiều thầy cô giới thiệu tham gia các dự án, rồi từ người này giới thiệu người kia nên càng ngày càng được nhiều người biết đến”, P. nói.

Với nhiều người trẻ hiện nay, làm những công việc trái với ngành nghề được đào tạo đã không còn xa lạ, đó có thể là do sự “sai lầm” ban đầu trong việc chọn ngành nhưng sau quá trình học tập và tiếp xúc với các hoạt động bên ngoài xã hội thì niềm đam mê bất chợt trỗi dậy, thậm chí có những người còn chủ động gầy dựng niềm đam mê bằng sự chăm chỉ, siêng năng trong công việc hàng ngày, và nhiều người gọi vui là “đam mê muộn”.

Thực tiễn là kinh nghiệm

Cũng theo P., học tức là kiến thức được “tích tụ” từ hai nguồn, một là trong khoảng thời gian ngồi trên ghế nhà trường và hai là từ những công việc khác trước khi phát hiện được đam mê. Theo đó, hiện P. cho biết mình thấy thích thú với công việc buôn bán mỹ phẩm do công việc nghiên cứu không còn phù hợp, cũng như không có “đất dụng võ” nhiều. “Mặc dù chuyển sang một lĩnh vực hoàn toàn mới lạ nhưng tôi vẫn có thể ứng dụng kiến thức ngành học vào quá trình kinh doanh của mình”, P. nói.

Theo Quyên, kiến thức chuyên ngành không giúp nhiều cho cô nhưng chính những kỹ năng được rèn dũa của ngành học, cũng như kinh nghiệm của những công việc trước đây đã dạy cô rất nhiều điều, từ hướng dẫn nhân viên cách phục vụ và chăm sóc khách hàng, cho tới việc xử lý những vướng mắc. “Tôi bán món ăn Hàn Quốc nhưng nhiều người khách Việt Nam lại không thể chấp nhận kiểu ăn Hàn Quốc, nên mình phải thuyết phục họ, tìm những góc nhìn mà họ có thể chấp nhận để đáp ứng”, cô nói.

Còn Yên, chủ cửa hàng San San chuyên về mỹ phẩm thảo dược tại quận 12 (TPHCM), cũng là sinh viên trường ĐHKH&XHNV TPHCM, cho biết kỹ năng chuyên ngành hỗ trợ rất nhiều cho cô trong công việc buôn bán các sản phẩm thảo dược online, đó chính là những góc nhìn mới lạ mà những shop, cửa hàng khác chưa nhắm đến. Bằng cách tìm hiểu cách kinh doanh của những nơi khác, kết hợp cùng những kiến thức có được trong suốt quá trình tham gia các dự án nghiên cứu của các viện, trường đại học nên Yên đã đưa ra chiến lược kinh doanh là đánh vào tâm lý thích sự an toàn cho sức khỏe với nguồn gốc tự nhiên của người tiêu dùng.

Sau quá trình ứng dụng thì họ bắt đầu đúc kết và rút kinh nghiệm những gì được và chưa được, đây mới thực sự là những “kiến thức” của lĩnh vực mà họ đang theo đuổi, song đây lại là quá trình không hồi kết, giống như quan điểm của P. rằng “dây kinh nghiệm là dây không bao giờ rút hết”.

Học tập là một quá trình lâu dài, trong đó với nhiều người học đâu chỉ có trong nhà trường mà còn có cả ngoài xã hội, mặc dù đã kết thúc quá trình đại học nhưng với những người như Quyên, Yên thì quá trình học tập đó lại không bao giờ kết thúc. “Một khi đã bước ra kinh doanh, nhất là trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, thì yếu tố đổi mới để đáp ứng cho nhu cầu khách hàng vô cùng quan trọng, do đó kiến thức chuyên ngành sẽ không đủ nên việc học hỏi bên ngoài là rất cần thiết”, Quyên chia sẻ thêm.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

EU thất thu lớn vì giá tín chỉ carbon giảm sâu

0
(SGTT) - Giá carbon ở Liên minh châu Âu (EU) giảm mạnh trong năm nay khiến doanh thu bán tín chỉ carbon của EU...

Tăng cường 2.000 chuyến bay đêm, giá vé ‘hạ nhiệt’ dịp...

0
(SGTT) - Hãng hàng không Vietnam Airlines cho biết đang mở bán tăng cường 2.000 chuyến bay đêm (từ sau 21:00 giờ) trên các...

Thơm lừng góc chợ Phạm Văn Hai với tô bánh đa...

0
(SGTT) - Bánh đa là sợi bánh thân quen trong một số món ăn của người dân Hải Phòng. Theo dòng chảy văn hóa...

Thảo Cầm Viên tổ chức lễ hội ẩm thực ba miền...

0
Với quy mô hơn 50 gian hàng, cùng 149 món bánh truyền thống, lễ hội ẩm thực "Non sông thống nhất" diễn ra từ...

Loạt sự kiện du lịch tại các địa phương dịp lễ...

0
(SGTT) - Lễ hội Diều khổng lồ tại huyện Đất Đỏ (Bà Rịa – Vũng Tàu), lễ hội Tháp Bà Ponagar (Khánh Hoà) hay...

Nghĩ về cuộc đấu giá 3 mỏ cát với mức trúng...

0
(SGTT) – Vụ đấu giá ba mỏ cát ở Hà Nội với giá trúng cao gấp hàng trăm lần giá khởi điểm đã trôi...

Kết nối