Thứ Năm, Tháng Chín 19, 2024

Kiểm soát các loại bánh kẹo nhập lậu, không có nguồn gốc trước thềm Tết Trung thu

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), hiện nay nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo đặc biệt là bánh Trung thu tăng đột biến. Bên cạnh các cơ sở sản xuất kinh doanh có uy tín, sản phẩm bảo đảm an toàn cũng còn một số tổ chức, cá nhân có hành vi lén lút đưa ra thị trường một số loại bánh kẹo nhập lậu, không có nguồn gốc, xuất xứ.

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng, trong công văn số 1964/ATTP-NĐTT về việc tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết Trung Thu năm 2024, Cục An toàn thực phẩm đề nghị các cơ quan có liên quan chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm.

Các đơn vị triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, tập trung ưu tiên các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu, bánh kẹo, nước giải khát, thực phẩm truyền thống sản xuất tại các làng nghề, cơ sở nhỏ lẻ, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố…

Bên cạnh đó, kịp thời truy xuất, thu hồi các sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và công khai tên cơ sở, địa chỉ, loại sản phẩm vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng, nếu có dấu hiệu hình sự đề nghị chuyển cơ quan công an để xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Cục An toàn thực phẩm đề nghị cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện quy định pháp luật về an toàn thực phẩm, quy định điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ, yêu cầu về kiến thức, thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, quy định về nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, quy định về đăng ký bản công bố, tự công bố sản phẩm, sử dụng phẩm màu, hương liệu, phụ gia, bao bì thực phẩm, ghi nhãn sản phẩm.

Người tiêu dùng chỉ mua, sử dụng thực phẩm, phụ gia thực phẩm có nhãn mác đầy đủ, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Ảnh minh hoạ

Các địa phương chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn chuẩn bị phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư, hóa chất để sẵn sàng cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân khi xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Trong 6 tháng đầu năm, toàn quốc ghi nhận 36 vụ ngộ độc thực phẩm làm 2.138 người mắc và 6 trường hợp tử vong. Bộ Y tế đã nhiều lần nhắc các tỉnh, thành phải xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động cơ sở không bảo đảm, truy xuất nguồn gốc…

So với cùng kỳ năm 2023, số vụ ngộ độc thực phẩm giảm 4 vụ (10%), số mắc tăng 1.432 người (tức tăng khoảng hơn 202%), số tử vong giảm 5 người (45,5%), số vụ ngộ độc thực phẩm có xu hướng giảm ở khu vực miền núi phía Bắc nhưng tăng ở khu vực duyên hải miền Trung và khu vực Đông Nam Bộ.

Theo Cục An toàn thực phẩm, TTXVN

Nhã Lý

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo về thực phẩm hỗ...

0
Trước việc thực phẩm được một số hội nhóm từ thiện và cá nhân quyên góp gửi về các vùng lũ lụt, Cục An...

Cảm nhận không khí Trung thu tại phố lồng đèn lớn...

0
(SGTT) - Hằng năm cứ đến dịp Trung thu, “mặc kệ” ùn tắc, chen chúc đông người, người dân TPHCM đều đổ về phố...

Trung thu ấm áp, giản dị tại làng La Chử, Huế

0
(SGTT) – Tết Trung thu đang về với những đứa trẻ tại La Chử - ngôi làng nhỏ thuần nông nằm ngay cạnh Cố...

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em ở Bù Gia...

0
(SGTT) – Nhân dịp Tết Trung thu - tết của thiếu nhi, ngày 14-9, Chi đoàn Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ...

Sở An toàn thực phẩm TPHCM cảnh báo nguy cơ ngộ...

0
Mới đây, Sở An toàn thực phẩm TPHCM ban hành văn bản cảnh báo về nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ so biển,...

Thưởng thức bánh trung thu theo cách lành mạnh hơn

0
(SGTT) - Tết Trung thu sẽ không trọn vẹn nếu thiếu những chiếc bánh Trung thu truyền thống, dù chúng chứa khá nhiều calo...

Kết nối