Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Kenya: đất nước của những điểm đến xanh

(SGTTO) – Có gì ở Kenya – quốc gia phía Đông châu Phi – khiến du khách say đắm? Không ai là không xuýt xoa khi ngắm “tấm thảm” 2 triệu con hồng hạc, tận hưởng dịch vụ nghỉ dưỡng thân thiện với thiên nhiên, đi rừng, đạp xe quên ngày tháng. Thậm chí, những bộ tộc còn sinh sống ngay trong các khu bảo tồn, giúp du khách dễ dàng khám phá những nét văn hóa độc đáo.

Hơn 50 công viên quốc gia

Đất nước Đông Phi này hiện có hơn 50 công viên quốc gia, khu bảo tồn cũng như các trang trại tư nhân và cộng đồng.

Kenya có hệ động thực vật hoang dã đáng ngưỡng mộ, trong đó có nhóm “Big Five” gồm 5 loài động vật lớn: voi, tê giác, trâu rừng, sư tử và báo.

Đến Kenya, khách du lịch còn có thể tìm hiểu về nền văn hóa châu Phi thông qua những bộ tộc sinh sống ngay trong các vườn quốc gia hoặc khu bảo tồn. Ghé qua Maasai Mara hoặc Samburu, bạn sẽ có cơ hội thăm ngôi làng của tộc người Maasai – một tộc người bán du mục sống tại Kenya và phía Bắc Tanzania.

Khác với những vườn thú nhân tạo mang tính bị động, đến với các khu bảo tồn ở Kenya, du khách sẽ cùng hướng dẫn viên là người bản địa đi dạo giữa thiên nhiên và quan sát động vật hoang dã ở khoảng cách gần mà không được làm phiền tới chúng.

Hồ Nakuru, còn được gọi là hồ Hồng Hạc, cũng là một điểm đến hấp dẫn với những người muốn khám phá thiên nhiên.

Bạn có thể ghé qua vườn quốc gia Aberdare hoặc Amboseli – ngôi nhà của các đàn voi, trâu rừng, sư tử và nhiều loài động vật châu Phi khác. Ngoài ra, vVườn quốc gia Nakuru cũng là địa chỉ thú vị với 400 loài động vật hoang dã và là ngôi nhà của khoảng 2 triệu con hồng hạc, tạo thành một một tấm thảm màu hồng phủ lên cảnh sắc tại đây.

Khu nghỉ ngay trong nơi bảo tồn

Ở Kenya, bạn có thể dễ dàng tìm thấy những chỗ nghỉ ngơi “xanh” ở gần hoặc nằm ngay trong các khu bảo tồn thiên nhiên.

Nhiều khách sạn hoặc nhà nghỉ tại đây hoạt động theo mô hình tự cung tự cấp. Họ sử dụng năng lượng mặt trời cho điện nước, phục vụ các món ăn làm từ rau củ tự trồng và tái chế nước thải để tưới cây.

Bạn cũng có thể trải nghiệm ngủ dưới bầu trời đầy sao những khu cắm trại do người địa phương quản lý, ví dụ như Maji Moto Eco Camp. Những căn nhà tại đây được xây dựng theo kiến trúc của bộ tộc Maasa với vật liệu cành cây, thân cây bị voi quật đổ, từ cỏ, phân bò và đá. Không có điện trong khu cắm trại và nước tắm được lấy từ một suối nước nóng gần đó.

Leo núi, đạp xe

Song song với những chuyến ngắm cảnh bằng ô tô trong khu bảo tồn, du khách sẽ không muốn bỏ lỡ những hoạt động phiêu lưu ở Kenya:

Những năm 1990, khái niệm du lịch xanh xuất hiện tại châu Phi. Từ đó, Kenya bắt đầu thay đổi tính cực để phát triển du lịch nhưng vẫn đảm bảo vẻ nguyên sơ của tự nhiên. Chính phủ chú trọng giảm thiểu tác động lên môi trường, đề cao việc kết hợp yếu tố con người và văn hóa địa phương. Du lịch xanh trở thành định hướng phát triển kinh tế của quốc gia này.

Thúy An

Theo lonelyplanet.com; frommers.com

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Khi rau xanh không chỉ để ăn

0
(SGTT) - Không chỉ cung cấp thực phẩm hữu cơ, an toàn, những vườn rau xanh mướt tại các khu nghỉ dưỡng đang dần...

Các tour du lịch định hướng ‘xanh’ ngày càng được ưa...

0
(SGTT) - Những năm gần đây, du lịch xanh tại TPHCM đang phát triển mạnh và được nhiều du khách ủng hộ, đặc biệt...

Sáng kiến Điểm đến An toàn: Đồng hành cùng doanh nghiệp...

0
(SGTT) - Ngày 5-4, tại TP Châu Đốc, An Giang, chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn của Tạp chí Kinh tế Sài...

Nhà hàng tại Quảng Nam nỗ lực làm du lịch xanh

0
(SGTT) - Tại Quảng Nam, một số doanh nghiệp đang hướng đến việc đầu tư cho du lịch xanh, bền vững, trong đó có...

Trao ‘hộ chiếu xanh’ khi du lịch xứ dừa

0
(SGTT) - Đã có 15 du khách được trao "hộ chiếu xanh" (passport Net Zero) khi tham gia tour “Net Zero tours Bến Tre”...

Người dân Nhà Bè thức đêm làm du lịch

0
(SGTT) - Không huyên náo như tại trung tâm TPHCM, về huyện Nhà Bè ban đêm rất êm ắng, thanh bình, tưởng chẳng có...

Kết nối