Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024

Dùng kem ốc sên làm trắng da?

DS. Lê Kim Phụng (*) –

“Không cần mất nhiều thời gian cho các phương pháp tắm trắng tốn kém, sử dụng kem ốc sên ngay tại nhà đặc biệt dễ dàng và nhanh chóng. Dịu nhẹ đối với làn da, không gây kích ứng, không có tác dụng phụ… Sử dụng đơn giản, thích hợp với mọi loại da. Kem có tác dụng dưỡng trắng da, mờ vết thâm, tẩy tế bào chết… Sản phẩm cao cấp an toàn. Mang lại cho bạn làn da trắng hồng tươi sáng”.

20

Đây là những lời quảng cáo “có cánh” giới thiệu về các sản phẩm kem trắng da được bào chế từ chất nhầy ốc sên. Vậy có thật sự ốc sên mang lại vẻ đẹp tuyệt vời cho làn da phụ nữ hay không?

Gần đây không ít nguồn thông tin cho biết nhiều chị em phụ nữ thích làm trắng da đã sử dụng các loại kem (cream) được chế từ ốc sên mang nhiều thương hiệu của Mỹ, Hàn Quốc, tuy nhiên qua thời gian thấy không khả quan mà còn bị dị ứng da nguy hiểm cho tính mạng. Xin trích dẫn lời phát biểu của Melia, nữ chuyên gia da liễu người Mỹ): “Có rất nhiều quảng cáo cường điệu về các loại kem ốc sên ở địa phương tôi, nhiều người đã sử dụng chúng làm giảm sẹo, trị mụn trứng cá dù có chỉ định của bác sĩ da liễu, tuy nhiên bản thân tôi đã xem hàng triệu các quảng cáo thương mại về các loại kem này và tự hỏi nó có thật sự giống như những gì đã tuyên bố? Mặc dù đã có những nghiên cứu về ốc sên dùng cho mỹ phẩm, nhưng tôi vẫn còn hoài nghi và cố gắng chứng minh cơ sở khoa học cho việc sử dụng chất này trong mỹ phẩm”.

Chất nhầy (nhớt) của ốc sên là hỗn hợp gồm proteoglycans, glycosaminoglycans, enzyme glycoprotein, acid hyaluronic, peptide và nguyên tố vi lượng như đồng, kẽm và sắt. Một số thương hiệu mỹ phẩm như Bioskincare, quảng cáo rằng sản phẩm có chứa ốc sên của họ “có tác dụng bảo vệ, dưỡng ẩm sâu, làm đổi mới và kích thích sự tái sinh của da bị hư hại do mụn, vết thương, viêm tấy, lão hóa da” nhưng không có nghĩa là khi họ được cấp bằng sáng chế các sản phẩm từ ốc sên thì được phép tuyên bố là sản phẩm này hoàn toàn vô hại.

Một số nghiên cứu trên sự nuôi cấy tế bào chứng minh chất nhờn ốc sên có tác dụng tăng sinh tế bào nguyên sợi, kích thích sản xuất collagen và elastin mới. Nhưng kết quả trên nuôi cấy tế bào vẫn chưa thể kết luận là tốt khi áp dụng trên da. Một vài nghiên cứu khác cho thấy ốc sên giúp cải thiện da bằng cách tăng khả năng tự nhiên của lớp hạ bì chống mất nước, và tốt nhất là làm lành vết thương.

Tuy nhiên, theo bà Melia thì “cũng không thấy bất kỳ dữ liệu nào chỉ ra rằng mỹ phẩm kem ốc sên có hiệu quả đặc biệt trên da và giúp làm trắng da. Cho đến khi nào có kết quả nghiên cứu thật sự nghiêm túc và đáng tin cậy về các sản phẩm này, cho đến giờ tôi vẫn còn hoài nghi và tránh tiêu tiền vào các loại kem này”.

Hiện nay nhiều công ty mỹ phẩm lớn trên thế giới cũng sử dụng ốc sên trong các sản phẩm của mình. Từ thời Hy Lạp cổ đại đến thời trung cổ đã dùng ốc sên để chống loét đường tiêu hóa và làm dịu cơn ho. Người Cameroon dùng điều trị bỏng. Hippocrates ghi những lợi ích sức khỏe của ốc sên và các thí nghiệm được tiến hành cho thấy mucin trong ốc sên rất hiệu quả trong việc chữa lành da, làm tiêu mụn cóc và giảm sẹo. Đến ngày nay thì các nhà nghiên cứu hiện đại chứng minh rằng Hippocrates đã đúng vì huyết thanh ốc sên đã được phát hiện có chứa cả hai chất chống viêm và chống ô xy hóa.

Tuy nhiên quan trọng là loại ốc nào và chất lượng nhớt của chúng còn tùy thuộc vào môi trường sống, nguồn thức ăn mà ốc tiêu thụ cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của loại kem được sản xuất. Một số thẩm mỹ viện ở Nhật cho ốc sên sống bò trên da mặt người và tin rằng nó giúp loại bỏ da chết, làm bớt viêm tấy và chống khô da. Kết quả là, các thương hiệu mỹ phẩm cho ra đời nhiều loại “Snail Gel” có chứa chiết xuất từ các chất tiết của động vật không chỉ riêng ốc sên.

Rủi ro đi kèm

Việc sử dụng ốc sên trong mỹ phẩm dùng cho người cũng có rủi ro, mặc dù được bào chế ở dạng kem chỉ áp dụng trên da nhưng không chắc chắn là nó không bị thấm qua da vào cơ thể để gây bệnh.

  • Nhiễm ký sinh trùng: ốc sên được xem là mầm mang bệnh lây truyền cho người trong đó bao gồm E.coli và các vi khuẩn trong phân người và động vật. Ốc sên cũng có mang mầm bệnh từ chuột là Angiostrongylus cantonensis gây ra nhiễm giun phổi (lungworms) do chuột mang mầm bệnh này, thông thường các động vật thân mềm bị nhiễm do tiêu thụ phân chuột nhiễm bệnh.

Các ký sinh trùng này sẽ phát triển mạnh trong ốc sên và qua chất nhớt nó có thể thấm vào máu qua da, đó là mối hiểm họa cho người, nhất là cho những người thích ăn loài vật này. Tại Sydney năm 2011, một bé gái đã chết do nhiễm giun ở phổi và nhiều người lớn tuổi đã có tổn thương não nghiêm trọng sau khi ăn ốc sên. Đây là số ít trường hợp bị nhiễm, mặc dù tỷ lệ nhiễm bệnh thấp, nhưng hậu quả có thể là một thảm họa khó lường.

  • Không phải ốc sên nào cũng làm trắng da: thật ra các chất nhờn của ốc sên được sử dụng qua nhiều thế kỷ để điều trị các vết thương nhỏ và mụn cóc. Các sản phẩm kem làm mới da quảng bá rằng nó chứa dịch chiết từ ốc sên có tác dụng làm mịn da, đổi mới làn da và mau liền da. Tuy nhiên theo hồ sơ nghiên cứu về chất nhày ốc sên tại Mỹ và Anh có khuyến cáo rằng ốc phải được thu thập đúng chủng loại, đúng thời vụ thì mới đảm bảo hiệu quả tối đa.

Tuy nhiên dù sao thì ốc sên vẫn được xem là nguồn thực phẩm đáng được chú ý vì nó chứa nhiều nước, protein, chất béo omega 3, 6, 9 tốt cho sức khỏe, nhiều khoáng tố canxi, sắt, selen, magiê và giàu vitamin như E, A, K và B12. Ốc được xem là lý tưởng trong chế độ ăn uống vì có nguồn protein cao nhưng ít calo. Ăn 100 g ốc, có khoảng 90 calo. Người ta cho rằng ốc rẻ mà tốt hơn các lại thịt đỏ nhưng với mỹ phẩm, không nên quá cường điệu về tác dụng của nó trên làn da phụ nữ.

(*) Nguyên giảng viên Đại học Y dược TPHCM.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Nghĩ về cuộc đấu giá 3 mỏ cát với mức trúng...

0
(SGTT) – Vụ đấu giá ba mỏ cát ở Hà Nội với giá trúng cao gấp hàng trăm lần giá khởi điểm đã trôi...

Học nấu món miền Tây bên dòng sông Tiền

0
(SGTT) - Nằm êm đềm bên dòng sông Tiền, du khách đến Mekong Riverside Boutique Resort & Spa (thành viên Sáng kiến Điểm đến...

Ngắm tulip nở rộ tại vườn hoa lớn nhất thế giới

0
(SGTT) – Vườn hoa tulip lớn nhất thế giới Keukenhof (Hà Lan) đang thu hút đông đảo du khách ghé thăm nhờ hàng triệu...

Trưa nay ăn gì: Đổi vị bữa trưa với món há...

0
(SGTT) – Bên cạnh sushi, sashimi hay các loại mì soba, udon, ramen… ẩm thực Nhật Bản còn có món há cảo với hương...

Về Quảng Nam xem lễ rước sắc phong và chánh tế...

0
(SGTT) - Nằm trong khuôn khổ lễ hội Kỳ Yên năm 2024, sáng 18-4 (nhằm mùng 10-3 Âm lịch), tại xã Tiên Châu, huyện...

TPHCM: sẽ đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm metro...

0
(SGTT) - Theo Ban Quản lý Đường sắt đô thị TPHCM, để dọn mặt bằng làm tuyến metro số 2, hơn 400 cây xanh...

Kết nối